Đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ máy cơ là gì? Đó là những chiếc đồng hồ đeo tay hoạt động hoàn toàn bằng cơ khí, không dính dáng gì đến điện tử. Đồng hồ cơ sử dụng nguồn năng lượng cơ do dây cót sinh ra, bảo vệ môi trường, tuổi thọ gần như vĩnh cửu, là thứ xứng đáng để đam mê và khao khát từ hàng trăm năm qua.
Đồng hồ cơ là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết trước khi mua đồng hồ cơ
Đồng Hồ Cơ là gì? Giải đáp từ A-Z kiến thức về đồng hồ cơ
Lịch sử của đồng hồ cơ bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, xuất phát điểm của chúng là các loại đồng hồ to lớn cồng kềnh lắp trong các cung điện, càng về sau kích cỡ càng thu gọn lại. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì đã gần hoàn thiện như ngày nay.
Thế kỷ 20 cũng là thời điểm đánh dấu thời đại của đồng hồ đeo tay, bộ máy nhỏ hơn, mỏng hơn, phát triển cơ chế tự động lên dây. Kèm theo sự bùng nổ của đồng hồ cơ đeo tay, khả năng chịu nước, chịu sốc, kính chịu nứt vỡ, vỏ chống gỉ … cũng được cải tiến trong từng sản phẩm.
Khác biệt lớn nhất của máy cơ so với đồng hồ pin (đồng hồ thạch anh/đồng hồ quartz) chính là bộ máy caliber bên trong. Hãy cùng giải đáp chi tiết hơn qua các thông tin được tổng hợp sau đây.
Đồng hồ cơ Skeleton khéo léo để lộ bộ máy bên trong
1. Đồng hồ cơ là gì?
Giải đáp cho câu hỏi đồng hồ cơ là gì? Đó là những chiếc đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ, trong đó, bộ máy cơ được tạo ra từ những linh kiện hoàn toàn cơ khí (không chứa linh kiện điện tử), chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.
Ngoài ra, đồng hồ máy cơ là cách gọi khác của đồng hồ cơ. Trong tiếng Anh, đồng hồ cơ được gọi là Mechanical Watch, bộ máy cơ được gọi là Mechanical Watch Movement. Về cơ bản, có 2 loại đồng hồ cơ (được phân biệt qua cơ chế bộ máy) là:
► Đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand Winding/ Hand-Wound/Manual Wind)
► Đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic/Self-Winding).
Bộ máy đồng hồ cơ (automatic) hoạt động dựa vào sự rung lắc
2. Đồng hồ cơ giá bao nhiêu?
Cần dựa vào nhiều yếu tố mới có thể định giá đồng hồ cơ trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện nay rất đa dạng từ phổ thông cho đến cao cấp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu đồng hồ cơ bền bỉ từ các thương hiệu đình đám như Orient, SR Watch chỉ từ 3 triệu đồng. Các sản phẩm cao cấp hơn có thể lên đến hàng chục tỉ đồng từ những nhãn hiệu lẫy lừng.
Giá đồng hồ cơ đa dạng từ khoảng 3 triệu cho đến hàng chục tỉ đồng
3. Cấu tạo và cách hoạt động của máy cơ
Cấu tạo của máy đồng hồ cơ rất phức tạp nhưng về cơ bản thì hầu như tất cả các loại máy đồng hồ cơ sẽ có những linh kiện chính yếu và hoạt động như sau:
Sơ đồ tối giản các thành phần chính yếu của đồng hồ cơ
1. Dây Cót: tiếp nhận năng lượng (do tay lên dây cót hoặc bánh đà tự động lên dây khi đeo) và tích trữ năng lượng, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động và bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.
2. Các Bánh Răng Truyền Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.
3. Bộ Hồi: nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến Bộ Dao Động và tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ Bộ Dao Động để truyền cho Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây. Các linh kiện chính gồm Ngựa, Bánh Xe Gai,…
4. Bộ Dao Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: Bánh Lắc, Dây Tóc…
5. Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): các linh kiện nhận năng lượng đã được chia thành các phần “đều nhau” từ Hồi và chuyển động “đều đặn”, năng lượng truyền từ Bánh Răng Giây đến Bánh Răng Phút rồi tới Bánh Răng Giờ,… từ đó ta có được Giờ, Phút, Giây, Lịch…
Dây cót là các cuộn thép lò xo, nhận năng lượng cơ từ bên ngoài, tích trữ và truyền dần cho các linh kiện khác, từ đó đồng hồ hoạt động
Ngoài ra, một chiếc đồng hồ cơ khí còn có các chi tiết sau:
+ Khung nền, cầu: linh kiện có tác dụng như khung nẹp, hộp cố định lại các linh kiện khác.
+ Các linh kiện hỗ trợ như: Chân Kính (Jewel), ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, … tùy theo tính năng. Chúng có thể cung cấp các tính năng hỗ trợ cho các linh kiện khác như chống ma sát, neo giữ, trượt, …
4. Phân Biệt Các Loại Đồng Hồ Cơ
Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay được chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo). Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu phải vặn núm 15-20 vòng mỗi ngày để lên dây cót; Đồng hồ Automatic khi đeo hơn 8 tiếng ngày sẽ tự sinh ra đủ năng lượng chạy khoảng 1 ngày.
Đồng hồ Automatic còn được chia nhỏ thành 2 loại nữa đó là: Tự Động (chỉ đeo mới chạy) và Bán Tự Động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Hiện nay, trên thị trường hầu hết Đồng hồ Automatic đều là “Bán Tự Động”.
Đồng hồ cơ mang vẻ đẹp lịch lãm của bộ máy cơ khí
5. Điểm giác biệt giữa đồng hồ cót tay và đồng hồ automatic
Đối với các loại đồng hồ Nắp Đáy có lộ máy, có thể phân biệt Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic bằng các tìm Bánh Đà (Bánh Bán Nguyệt hoặc Góc Tư), khi lắc nhẹ đồng hồ Bánh Đà sẽ xoay, đó là Đồng hồ Automatic. Nếu không có Bánh Đà, đó là Đồng hồ lên dây cót bằng tay.
Phân biệt máy cơ lên dây cót bằng tay và máy cơ tự động lên dây (Automatic)
Mô tả sơ lược các bước sinh năng lượng hoạt động của Đồng hồ lên dây cót bằng tay:
Tay vặn núm theo chiều kim đồng hồ ► Tích Cót ► Bánh Răng, Bánh Lắc … chuyển động ► Đồng hồ hoạt động
Mô tả sơ lược các bước sinh năng lượng hoạt động của Đồng hồ Automatic:
Tay đeo đồng hồ chuyển động ► Bánh Đà chuyển động ► Tích Cót ► Bánh Răng, Bánh Lắc … chuyển động ► Đồng hồ hoạt động
Tuy nhiên, phần lớn Đồng hồ Automatic hiện đại đều có tính năng Lên Dây Thủ Công (Bán Tự Động), vì thế chúng sẽ sinh ra năng lượng và hoạt động như sau:
Tay đeo đồng hồ chuyển động để làm Bánh Đà chuyển động/Tay vặn núm theo chiều kim đồng hồ ► Tích Cót ► Bánh Răng, Bánh Lắc … chuyển động ► Đồng hồ hoạt động
So Sánh Đồng Hồ Lên Dây Cót Bằng Tay Và Đồng Hồ Automatic
= = = = = = = = = = = = = = = = = =
Bộ máy của đồng hồ Automatic hiện đại phần lớn đều là “Bán Tự Động”, vừa có Bánh Đà tự lên dây khi đeo, vừa lên dây thủ công được (trong ảnh là máy Miyota 9015 (trái) và máy Seiko 6R15 (phải))
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ để bộ máy có thể vận hành ổn định
Đồng hồ đeo tay là món phụ kiện thời trang được gắn kết từ nhiều linh kiện cơ khí phức tạp. Hãy cùng lưu ý các thông tin cần thiết sau về sử dụng và bảo quản đồng hồ cơ để sản phẩm được vận hành bền bỉ, chính xác và ổn định nhất.
1. Nhận diện đặc điểm máy cơ
Nhìn chung, đặc điểm nhận dạng của đồng hồ cơ như sau: kim trôi (kim chạy như lướt chứ không nhích từng nấc); áp tai vào mặt đồng hồ sẽ nghe thấy tiếng tích tắc đều đặn, nhiều mẫu cho thấy máy cơ ở mặt đáy hoặc là cả mặt số, hoàn toàn không cần thay pin.
Kim trôi là trải nghiệm mượt mà nổi bật ở đồng hồ cơ
2. Thời gian trữ cót và tầm quan trọng của cót đồng hồ
Thời gian hoạt động sau khi đầy cót (Thời Gian Trữ Cót – Power Reserve) trung bình của phần lớn đồng hồ cơ khoảng 40 giờ, mẫu cao cấp có thể từ 80 giờ đến cả tháng. Hết thời gian này nếu không được đeo/lên dây, đồng hồ sẽ đứng máy. Đồng hồ càng đầy cót thì càng chạy chính xác.
Sản phẩm của tên tuổi có uy tín thường có sai số nằm trong khoảng -20 đến +40 giây mỗi ngày. Đồng hồ càng đắt tiền thì sai số hầu như sẽ nhỏ, nếu đạt tiêu chuẩn độ chính xác cao (Chronometer) hoặc tinh chỉnh công phu có thể sẽ sai chỉ vài ba giây mỗi ngày.
Chứng nhận Chronometer đình đám là cuộc đua của các ông lớn
Cót cơ là nguồn năng lượng duy trì khả năng vận hành của bộ máy. Do đó, mỗi sản phẩm đều được đính kèm hướng dẫn sử dụng sao cho cót không quá căng/yếu. Phần năng lượng trữ cót này rất quan trọng để đảm bảo độ chính xác, tính bền chỉ của đồng hồ cơ.
3. Bảo quản đúng cách
Phần lớn linh kiện máy cơ được làm từ kim loại, trong đó, một số linh kiện kim loại sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi từ trường. Bởi thế, chúng ta nên giữ cho đồng hồ cơ tuyệt đối tránh xa khỏi các nguồn từ trường mạnh như nam châm, loa, thiết bị điện tử, thiết bị y tế… để tránh ảnh hưởng đến tính chính xác của sản phẩm.
Hộp xoay giúp lên cót cho các sản phẩm đồng hồ automatic
Do được tổ hợp từ rất nhiều linh kiện nhỏ bé, đồng hồ cơ cũng rất nhạy cảm trước các cú sốc, rung lắc mạnh liên tục. Dù đã được trang bị nhiều chi tiết để chống va đập. Các sản phẩm cao cấp còn được đầu tư chú trọng vào tính năng này. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên cẩn thận khi dùng sản phẩm.
Hãy lên cót thường xuyên hoặc bỏ đồng hồ trong hộp xoay để giúp sản phẩm luôn vận hành ổn định nhất ngay cả khi bạn không sử dụng mỗi ngày.
4. Hướng dẫn lên dây cót đồng hồ cơ
Đối với Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic có tính năng lên dây thủ công: vặn núm chỉnh khi nó đang đóng kín theo chiều kim đồng hồ 15-20 vòng mỗi ngày hoặc vặn cho đến khi thấy chặt/nghe tiếng rẹt rẹt thì ngừng. Số vòng cót sẽ tùy thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với tất cả Đồng hồ Automatic: đeo ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Đeo càng nhiều giờ càng tốt, Đồng hồ Automatic thường được trang bị cơ chế trượt chống căng đứt cót nên bạn có thể nhẹ nhàng thao tác mà không lo ngại ảnh hưởng đến sản phẩm.
Đồng hồ cơ, máy cơ, bánh răng, dây cót và nhiều thứ nhỏ bé khác đã tạo ra cỗ máy thời gian, chính chất cổ điển đó đã làm bao thế hệ say như điếu đổ
5. Top thương hiệu đồng hồ cơ được ưa chuộng nhất hiện nay
► Tissot
Nhắc đến đồng hồ Thụy Sỹ, Tissot là cái tên không mấy xa lạ với giới mộ điệu trên toàn cầu. Với hành trình hằng trăm năm xây dựng và phát triển đồng hồ đeo tay, Tissot mang đến cho người dùng rất nhiều mẫu mã đa dạng từ phân khúc trung-cao cấp.
Một số bộ sưu tập đình đám của Tissot có thể kể đến: Tissot PRX, Tissot Le Locle, Tissot Powermatic 80…
Những mẫu Tissot đáng mua nhất
► Orient
Được mệnh danh là một trong tứ hoàng của thị trường đồng hồ Nhật Bản, Orient nhanh chóng thuyết phục người dùng với những sản phẩm chất lượng đẳng cấp trong phân khúc giá rất phổ thông. Không chỉ hướng đến sản phẩm giá rẻ, Orient cho ra mắt Orienn Star cũng rất được lòng người dùng với sự chỉn chu trong mẫu mã, chất lượng…
Một số bộ sưu tập đình đám của Orient có thể kể đến: Orient Bambino, Orient Esteem, Orient Golden Eye…
Review 3 đồng hồ Automatic trong tầm giá 3 triệu
► Seiko
Seiko là thương hiệu Nhật Bản tiên phong đưa các sản phẩm của nước này cạnh tranh đình đám trên thị trường quốc tế. Những cải tiến công nghệ liên tục mang đến cho người dùng và được săn lùng trên khắp các quốc gia.
Một số bộ sưu tập đình đám của Seiko có thể kể đến: Seiko Presage, Seiko Premier, Seiko 5…
Top Seiko chính hãng đáng sở hữu nhất
Lời Kết
Cách hoạt động thuần chất cơ khí 100% của đồng hồ đã có từ hàng trăm năm trước, đo đạc thời gian kiểu truyền thống, vì thế nên cực hạn độ chính xác, sự tiện dụng của chúng không thể nào được như đồng hồ hiện đại (đồng hồ pin, đồng hồ thông minh).
Nhưng chính bởi từ linh hồn cho đến thể xác đều thuần chất cơ khí của đồng hồ cơ mới là điều khiến nó được biết bao nhiêu thế hệ say mê. Dù là cơ chế đơn giản hay phức tạp, chỉ cần là đồng hồ cơ, chúng ta đều có thể cảm nhận được cái gọi là sự tinh vi của các chuyển động nhịp nhàng, đồng điệu, đều đặn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về đồng hồ cơ là gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng và bảo quản… Tham khảo thêm 10,000+ mẫu sản phẩm cam kết 100% chính hãng tại website luxewatch.vn/
Tin tức liên quan:
▸ Làm thế nào để phòng tránh đồng hồ bị nhiễm từ trong cuộc sống?
▸ Hướng dẫn cách sử dụng và lên cót đồng hồ cơ
▸ Nên chọn đồng hồ tự động hay đồng hồ năng lượng ánh sáng?