Sở hữu một chiếc đồng hồ cơ chính là sở thích và niềm đam mê của rất nhiều người trong thời buổi hiện đại. Tuy nhiên cách sử dụng đồng hồ chính hãng dùng máy cơ lại phức tạp và cần nhiều thao tác hơn những cỗ máy pin thông thường. Vậy làm sao để điều khiển và bảo quản chúng đúng cách để giữ được độ bền lâu nhất ? Tham khảo ngay bài viết bên dưới của Friday Shopping nhé!
Mục Lục
1. Vậy đồng hồ cơ là gì?
2. Cách lên dây cót đồng hồ automatic
3. Cách sử dụng đồng hồ cơ
4. Một số lưu ý khi lên dây cót và sử dụng đồng hồ cơ
5. Kiến thức cơ bản về đồng hồ cơ, đồng hồ dây cót tay
6. Tại sao cần lên dây cót cho đồng hồ cơ
7. Tại sao cần lên dây cót cho đồng hồ cơ thường xuyên Lời kết
Cách sử dụng đồng hồ cơ tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được
1. Vậy đồng hồ cơ là gì?
Đây là những chiếc đồng hồ được trang bị cỗ máy cơ khí, trong đó có rất nhiều linh kiện nhỏ bên trong (không phải là linh kiện điện tử). Và những phiên bản này vận hành nhờ nguồn năng động sinh ra từ quá trình chuyển động của dây cót bền trong thông qua chuyển động cổ tay hoặc lên dây cót thủ công.
Hiện nay, đồng hồ cơ được chia làm 2 dòng chính, đó là đồng hồ lên dây cót bằng tay (hay còn gọi là Hand Winding/ Hand-Wound/Manual Wind) và đồng hồ cơ tự lên dây cót (Automatic/Self-Winding).
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ cơ luôn là từ khóa được rất nhiều người dùng tìm kiếm
Nếu xét về phần vỏ thì những chiếc đồng hồ máy cơ tương đối giống với đồng hồ pin (Quartz), tùy vào nhà thiết kế mà chúng sẽ có phong cách và vẻ ngoài khác nhau. Còn thứ tất yếu để phân biệt hai loại đồng hồ này đó chính là bộ máy bên trong.
2. Cách lên dây cót đồng hồ automatic
Sẽ thật là thiếu sót nếu như bạn sở hữu một cỗ máy cơ tự động nhưng lại không biết cách sử dụng đồng hồ cơ, hay nói cụ thể là cách lên dây cót đồng hồ cơ đúng không nào?
Lên dây cót là việc làm cơ bản và quan trọng nhất trong cách sử dụng đồng hồ cơ
Việc duy trì năng lượng luôn tồn tại bên trong bộ máy rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và có thể làm đồng hồ dừng hoạt động bất cứ lúc nào. Nếu không có thời gian đeo đồng hồ trên tay 8 tiếng một ngày như lời khuyên của các chuyên gia, bạn cũng có thể tiếp thêm năng lượng cho nó bằng cách lên dây cót đồng hồ cơ automatic thủ công như sau:
Bước 1: Kiểm tra xem núm vặn của đồng hồ đang trong trạng thái đóng hay mở. Bởi vì cách lên dây cót đồng hồ không giống như cách chỉnh thời gian, khi lên cót bạn cần đảm bảo núm vặn đã được đóng hoàn toàn.
Bước 2: Xoay núm vặn thuận chiều kim hoặc ngược chiều kim đồng hồ (tùy mẫu đồng hồ) trong khoảng từ 20 đến 30 vòng liên tiếp. Hoặc xoay cho đến khi núm vặn phát ra tiếng kêu rẹt rẹt hay cảm thấy nặng tay thì dừng lại. Nếu bạn vẫn cố tiếp tục xoay, sẽ dễ dẫn định đứt dây cót trong đồng hồ cơ.
Thực ra, cách sử dụng đồng hồ cơ automatic rất đơn giản chứ không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ.
Tin tức liên quan:
● Cảnh báo mua đồng hồ Casio máy cơ (Automatic) tại Việt Nam
● Đồng hồ Orient giá bao nhiêu? Điểm danh 5 dòng nổi bật nhất
3. Cách sử dụng đồng hồ cơ automatic chuẩn nhất
Di chuyển cánh tay theo đồng hồ
Di chuyển cánh tay theo đồng hồ không có nghĩa là bạn phải liên tục xoay cánh tay của mình theo chuyển động của đồng hồ, đồng hồ cơ đã được thiết kế để phù hợp với các hoạt động thường ngày trong sinh hoạt cũng như trong làm việc.
Hơn nữa, cách sử dụng đồng hồ cơ automatic tốt nhất là bạn không nên sử dụng cho những hoạt động thể thao mạnh như bóng chuyền, bóng đá, hay tennis,… những va chạm mạnh này có thể làm rối dây cót, tạo nên những ảnh hưởng xấu đến khả năng lưu trữ năng lượng, thậm chí làm hư hỏng đồng hồ. Ngoài ra, để đảm bảo cách sử dụng đồng hồ cơ chuẩn nhất thì tốt nhất bạn nên sử dụng chúng ít nhất 8 tiếng một ngày.
Nên tháo đồng hồ ra khi chỉnh giờ
Khi chỉnh giờ cho đồng hồ cơ, bạn nên tháo đồng hồ ra khỏi tay, để đảm bảo núm điều chỉnh được kéo ra vuông góc (tránh làm cong cốt). Đồng thời, tháo đồng hồ ra khỏi tay sẽ dễ dàng điều chỉnh cót hơn là đep vào tay đấy
Cách sử dụng đồng hồ cơ sẽ trở nên thật đơn giản nếu bạn tìm hiểu về nó trước khi mua sản phẩm
Xác định vị trí núm chỉnh giờ chính xác
Núm chỉnh giờ trong đồng hồ cơ automatic thường sẽ có 3 nấc.
- Nấc gần nhất (trong tình trạng đóng) đồng hồ sẽ hoạt động bình thường, không dừng lại.
- Nấc giữa (khi kim giây vẫn chạy) dùng để chỉnh ngày và thứ trong tuần.
- Nấc xa nhất (khi kim giây ngưng) dùng để chỉnh số giờ và số phút.
Nếu đồng hồ thuộc loại chống nước, nhà sản xuất thường thiết kế thêm ren ở núm vặn. Vì thế khi chỉnh giờ xong, bạn nên kiểm tra xem mình đã vặn chặt núm hay chưa, trước khi hoàn tất.
Bao lâu thì lau dầu cho đồng hồ cơ
Ngoài những lưu ý về cách sử dụng đồng hồ cơ đúng cách trên, bạn cũng nên thực hiện thay dầu cho nó nhằm mục đích giúp các chi tiết máy hoạt động một cách trơn tru hơn. Đây cũng chính là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm khi hỏi về cách dùng đồng hồ cơ.
Tuy nhiên, bạn không nên lau dầu quá thường xuyên cho đồng hồ cơ, bởi dễ sinh ra các kẽ hở trong bộ máy từ việc tháo mở nhiều lần. Chỉ nên thực hiện công việc này khi sản phẩm có vấn đề hoặc làm theo những khuyến nghị mà hãng đã đề ra.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đồng hồ đã khuyến nghị thời gian lau dầu thích hợp cho từng dòng sản phẩm như sau:
»» Với những phiên bản thuộc máy Nhật Bản: hầu hết hãng khuyến cáo thời gian cần bảo dưỡng là trong khoảng 2 – 3 năm / 1 lần.
»» Với những phiên bản thuộc máy Thụy Sỹ:
Giá rẻ, tầm trung (dưới 3000 USD): 3 – 4 năm / 1 lần
Cao cấp, sang trọng (trên 3000 USD): 4 – 5 năm / 1 lần
Ngoài ra, một số phiên bản cao cấp được bổ trợ cơ chế đặc biệt tối ưu cho bôi trơn: Rolex thường từ 6 – 12 năm, Omega từ 6 – 8 năm cho máy Co-axial và 8 – 10 năm cho máy Master Coaxial.
Tuy nhiên, nếu bô máy vẫn chạy tốt và hoạt động ổn định, bạn không nên lau dầu, chỉ khi nào đồng hồ rơi vào những tình trạng như:
● Xuất hiện dấu hiệu chạy chậm dần.
● Thường xuyên xảy ra tình trạng đứng máy.
● Lên dây cót bằng tay đến khi đầy nhưng thời gian trữ cót thực tế lại thấp hơn nhiều so với thông số kỹ thuật của sản phẩm.
● Đồng hồ bị va đập dẫn đến tình trạng bể kính, hở đáy, vào nước, có hiện tượng gỉ sét, bám bụi .
Thay dầu quá thường xuyên là cách sử dụng đồng hồ cơ không khoa học và khôn ngoan
Ngoài ra, bạn chỉ nên thực hiện lau dầu cho đồng hồ cơ tại các trung tâm dịch vụ của hãng sản xuất để đảm bảo chất lượng, đặc biệt đối với những chiếc đồng hồ đắt tiền và có cơ cấu phức tạp, chức năng đa dạng. Tuy giá thành sẽ cao hơn những cơ sở bên ngoài nhưng bù lại đồng hồ sẽ không bị hở, người ta cũng sẽ có đủ trang thiết bị, phụ tùng, linh kiện để thay thế, sửa chữa các hư hỏng khác ngoài việc lau dầu.
Kiểm tra, chú ý độ chính xác của đồng hồ như thế nào?
Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ tức là bạn đang kiểm tra lượng năng lượng mà mình đã lên cho đồng hồ có đủ hay chưa, thông qua độ sai số của đồng hồ. Tuy nhiên, nếu bạn đã nạp đủ năng lượng cho đồng hồ rồi mà sai số của nó vẫn lớn (thông thường là 3 – 10 phút trở lên/ngày) thì bạn nên đem đồng hồ của mình đến các trung tâm bảo hành nhờ sự giúp đỡ, họ sẽ giúp bạn điều chỉnh đồng hồ về độ sai số ở mức cho phép.
Bảo quản đồng hồ khi không sử dụng
Khi không sử dụng đến đồng hồ, bạn nên chọn một nơi an toàn để cất giữ tránh để bụi bẩn bám vào hoặc khiến cho đồng hồ rơi ra bên ngoài, gây hỏng hóc. Tốt nhất là nên bảo quản ở bên trong một chiếc hộp thật vừa vặn.
Đặc biệt, nếu là một chiếc đồng hồ cơ thì bạn có thể chọn một chiếc hộp xoay đồng hồ (watchwinder), vừa bảo vệ chiếc đồng hồ thân yêu của mình dưới các tác nhân bên ngoài, vừa giúp đồng hồ có thể tự động hoạt động mà không cần điều chỉnh quá nhiều lần trong 1 tuần.
Tuy nhiên, cách sử dụng hộp xoay hiệu quả không phải là điều dễ dàng, bạn cần phải tính toán là nên đặt đồng hồ như thế nào, vận tốc xoay là bao nhiêu,.. và còn nhiều vấn đề khác nữa.
4. Một số lưu ý khi lên dây cót và sử dụng đồng hồ cơ
Để đảm bảo độ bền, khi sử dụng đồng hồ cơ, bạn cần hết sức chú ý không tác động lực mạnh vào sản phẩm
– Đồng hồ automatic chạy được bao lâu?
- Mỗi chiếc đồng hồ cơ đều có cơ chế trữ cót riêng, vì thế nếu bạn không đeo trên tay nữa thì đồng hồ vẫn hoạt động bình thường ứng với khoảng thời gian bạn đã tích tụ năng lượng cho nó. Chứ không phải cứ tháo ra thì đồng hồ sẽ ngừng hoạt động. Tùy mẫu mã và thương hiệu khác nhau mà mỗi phiên bản sẽ có khả năng trữ cót riêng biệt, tuy nhiên trên thị trường hiện nay, chiếc đồng hồ cơ trữ được thấp nhất cũng rơi vào khoảng 38 tiếng liên tục.
- Cách sử dụng đồng hồ cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và độ chính xác của chúng, vì thế khi đeo bạn cần chú ý không tác động lực mạnh và hạn chế đứng gần những nơi có nguồn từ trường lớn.
- Đối với đồng hồ cơ dạng Automatic, bạn nên thường xuyên đeo chúng lên tay để bộ máy được hoạt động, không nên quá lạm dụng vào việc lên dây cót thủ công.
- Trong cách sử dụng đồng hồ cơ chuẩn nhất, bạn cũng cần lưu ý về thời điểm điều chỉnh bộ máy, khoảng thời gian tốt nhất để làm việc này là từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
– Không nên sử dụng đồng hồ cơ khi đi rửa tay, đi xông hơi hay đi tắm, dễ làm hư hỏng đồng hồ
– Tuyệt đối không được đặt đồng hồ cơ ở những nơi phát ra từ trường mạnh như tivi, loa, nam châm hay thiết bị phát sóng wifi,.. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản đồng hồ cơ là từ 10-40 độ C
– Với chiếc đồng hồ cơ bằng tay, bạn nên lên dây cót cho nó hằng ngày
– Bảo quản nơi khô ráo, an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em
– Thời điểm thích hợp để chính đồng hồ cơ là từ 9h – 12h trưa.
5. Kiến thức cơ bản về đồng hồ cơ, đồng hồ dây cót tay
Muốn nhận biết được một chiếc đồng hồ cơ, bạn cần chú ý những đặc điểm cơ bản sau:
● Kim giây không nhảy từng nhịp mà như lướt trôi, không tạo ra những âm thanh như kim giây trong đồng hồ pin.
● Nếu áp tai và lắng bên trong bộ máy, bạn sẽ nghe thấy những tiếng tik tóc đều đặn.
● Đa số phiên bản máy cơ đều cho phép người dùng quan sát bộ máy từ mặt đáy phía sau, một số còn có thiết kế lộ cơ mặt trước (Open Heart).
● Đặc biệt những cỗ máy này vận động không cần thay pin.
Cách sử dụng đồng hồ automatic hay cách sử dụng đồng hồ cơ đều là những từ khóa cho ra kết quả giống nhau.
Trung bình đồng hồ cơ sẽ có thời gian trữ cót ít nhất 38 tiếng, một số phiên bản cao cấp cho khả năng lưu trữ cót lên đến 80 tiếng hoặc hơn nữa. Nếu sau khoảng thời gian này, sản phẩm không được bạn đeo lên hay lên cót thủ công, đồng hồ sẽ ngừng hoạt động và chờ bạn nạp thêm năng lượng.
Thông thường, sai số của đồng hồ cơ sẽ nhiều hơn đồng hồ chạy bằng pin, hay rơi vào khoảng từ ± 20 giây hay ±40 giây mỗi ngày. Đối với những phiên bản đắt tiền và được tinh chỉnh công phu hơn thì sai số này sẽ nhỏ hơn nhiều.
Đa số những linh kiện tạo nên một chiếc đồng hồ cơ đều được tạo thành từ chất liệu kim loại, chính vì thế một trong những nhược điểm lớn nhất của bộ máy đó là bị ảnh hưởng bởi từ trường. Vì vậy để đồng hồ luôn được chạy ổn định và chính xác, người dùng không nên đặt sản phẩm gần các nguồn từ trường mạnh như nam châm, lò vi sóng, lò nướng, các thiết bị điện tử,…đồng thời khi đeo nên hạn chế rung lắc cũng như những va chạm mạnh như rơi vỡ, va đập,…
Sau đây là những đặc điểm lớn của dòng máy cơ:
5.1 Nơi sản xuất bộ máy
Mặc dù đồng hồ cơ có lịch sử hình thành từ rất lâu đời và đã thịnh hành trên nhiều quốc gia thế nhưng đa phần bộ máy của nó đều có xuất xứ từ hai nơi chính đó là Thụy Sỹ và Nhật Bản. Đồng thời, được cung ứng ra thị trường bởi những cái tên chủ chốt như:Miyota, Epson, Sellita hay ETA. Đặc biệt những hãng lớn có tiếng tăm và đẳng cấp cao sẽ tự sản xuất và lắp ráp bộ máy theo tiêu chuẩn riêng.
Đồng hồ máy cơ có xuất xứ từ Thụy Sỹ luôn được đánh giá cao hơn Nhật Bản, có lẽ vì những nguyên nhân dưới đây:
● Nguyên vật liệu đắt đỏ và quý hiếm hơn
● Kỹ thuật chế tác phức tạp hơn
● Được kiểm định theo những tiêu chuẩn gắt gao
Muốn nắm được cách sử dụng đồng hồ cơ, bạn nên bỏ túi những đặc điểm cơ bản về dòng sản phẩm này
Chính vì thế mà hầu hết những dòng đồng hồ Thụy Sỹ luôn có giá thành đắt đỏ hơn những phiên bản có nguồn xuất xứ khác như: Nhật Bản, Mỹ hay Trung Quốc. Để sở hữu một bộ máy cơ Thụy Sỹ chính hãng, người dùng cần bỏ ra số tiền tầm 10 triệu đồng, còn đối với hàng Nhật thì chỉ cần 5 triệu.
XEM THÊM
Đồng hồ cơ là gì? Tại sao nó lại được đánh giá cao đến thế?
—————————————————
5.2 Thông số kỹ thuật
Một chiếc đồng hồ cơ thường được đánh giá qua các thông số như: tần số dao động, thời gian trữ cót và sự xuất hiện của số chân kính bên trong.
Nắm được thông số kỹ thuật cũng góp phần giúp bạn biết cách sử dụng đồng hồ cơ
Trong đó, tầm ảnh hưởng và tác dụng của từng bộ phận đến tổng thể đồng hồ như sau:
»»Tần số dao động: Chỉ số này càng lớn thì mức độ tiêu hao năng lượng càng nhiều , tuy nhiên kim cũng trôi càng mượt mà hơn. Thông thường con số này sẽ dao động từ 21600 vph đến 28800 vph tùy từng phiên bản khác nhau.
»»Thời gian trữ cót: Dao động trung bình từ 38 giờ đến 80 giờ, những chiếc đồng hồ cơ càng đắt tiền thị thời gian trữ cót cũng vượt trội hơn hẳn.
»»Chân kính: Giúp làm giảm sự ma sát giữa các bánh răng, từ đó làm sản phẩm hoạt động mượt mà hơn. Tùy từng thiết kế mà số lượng này sẽ nhiều ít khác nhau, trung bình khoảng trên dưới 20 viên
5.3 Hệ thống các linh kiện
Đồng hồ càng giá trị thì các linh kiện bên trong nó càng nhiều và chế tạo càng tinh xảo. Đây cũng chính là lý do mà những tay chơi đồng hồ luôn dành một sự ưu ái lớn cho những phiên bản máy cơ.
Đồng hồ automatic hay còn gọi là đồng hồ cơ, thường được cấu tạo bởi những linh kiện rất nhỏ
Đồng thời linh kiện bên trong cũng là một trong các nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến sự chính xác của sản phẩm. Một số phiên bản đắt đỏ đến mức bạn không thể nào đếm được số lượng linh kiện được cấu thành bên trong.
Hệ thống linh kiện này còn giúp cho đồng hồ hoạt động mượt mà cao hơn và sai số chênh lệch thấp hơn.
6. Tại sao cần lên dây cót cho đồng hồ cơ
Lên cót đồng hồ cơ là một trong những khâu cơ bản và quan trọng nhất trong cách sử dụng đồng hồ cơ. Đa số những phiên bản hiện nay ngoài chức năng automatic (tự động lên dây cót), còn hỗ trợ người dùng lên cót một cách thủ công thông qua núm vặn đồng hồ.
Có một điều mà ít người biết đó là cách lên dây cót đồng hồ automatic và cách lên dây cót đồng hồ quả lắc hoàn toàn không giống nhau
Trong đó, tần suất sử dụng đồng hồ cơ cũng quyết định việc đồng hồ của bạn cần lên dây cót đồng hồ cơ hay không và lên dây cót đồng hồ sao cho đúng. Ví dụ như:
»» Sử dụng thường xuyên: Nếu bạn đeo đồng hồ đều đặn trên tay khoảng 8 tiếng một ngày, lúc này năng lượng sinh ra từ chuyển động cổ tay của bạn đã đủ để cung cấp cho bộ máy hoạt động liên tục mà không cần phải lên cót tay nữa.
»» Thỉnh thoảng mới dùng: Nếu không đeo đồng hồ mỗi ngày, bạn cũng nên nạp đầy cót để đồng hồ vận hành chính xác, khỏi tốn công chỉnh giờ lại mỗi khi cần dùng. Khoảng thời gian tuyệt vời nhất để bạn lên cót đồng hồ automatic đó chính là trong khoảng 1-2 ngày.
»» Ít khi sử dụng: Bạn có rất nhiều đồng hồ để thay đổi hoặc lâu lâu bạn mới đeo đồng hồ một lần thì hộp xoay đồng hồ tự động chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Chiếc hộp này cho phép chiếc đồng hồ của bạn luôn được nạp đầy năng lượng mặc dù không dùng tới.
7. Tại sao phải lên dây cót thường xuyên?
Cách sử dụng đồng hồ cơ góp phần ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ của đồng hồ
Nếu đồng hồ Quartz hoạt động dựa trên nguồn năng lượng có sẵn đã được tích hợp trong pin thì cách sử dụng đồng hồ cơ lại phức tạp hơn nhiều. Một là người dùng phải đeo thường xuyên hoặc lên dây cót thủ công bằng tay để đảm bảo bộ máy luôn được vận hành.
Trung bình từ 20 đến 30 vòng xoay núm vặn sẽ giúp đồng hồ lên dây cót và sẽ sử dụng đồng hồ cơ được trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên tùy phiên bản mà sai số sẽ khác nhau bởi nếu đồng hồ được trang bị quá nhiều tính năng thì thời gian sử dụng đồng hồ cơ sẽ bị giảm đi.
Ngoài ra, lên dây cót đồng hồ automatic thường xuyên sẽ giúp sản phẩm không bị đứng máy, nhờ đó mà sự ổn định cũng được gia tăng. Hơn nữa, để không phải chỉnh giờ lại quá nhiều lần trước khi đeo, bạn nên nạp năng lượng thường xuyên cho sản phẩm.
Một số người sở hữu đồng hồ cơ nhưng lại không biết cách sử dụng chúng sao cho chuẩn nhất
Cách sử dụng đồng hồ cơ tuy nhiều công đoạn hơn nhưng nó vẫn được các tín đồ và những tay chơi đồng hồ săn đón nhiệt tình. Đồng thời sản phẩm này cũng được đánh giá cao hơn về mặt nghệ thuật chế tác so với những phiên bản máy khác.
Lời kết
Đồng hồ cơ là một trong những phát minh vĩ đại của con người, chính vì thế mà chúng luôn nhận được sự quan tâm và ưa chuộng rất lớn của những tín đồ yêu đồng hồ. Bỏ túi cho mình cách sử dụng đồng hồ cơ sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển và trở thành chủ nhân thực sự của nó. Hy vọng những chia sẻ về cách lên cót đồng hồ cơ và một số thông tin bên trên đã giúp bạn phần nào nắm được cách sử dụng đồng hồ cơ chuẩn nhất.
Hà VT
Cách chỉnh đồng hồ cơ chạy nhanh, chạy chậm, chạy sai giờ
✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩✩