Để sử dụng đồng hồ cơ, hoặc người dùng phải đeo thường xuyên (ít nhất 8 tiếng mỗi ngày) hoặc lên dây cót thủ công bằng cách xoay núm vặn. Thế nhưng vẫn còn không ít người mới sử dụng sẽ không biết đồng hồ automatic có cần lên dây cót không và khi nạp đầy năng lượng, nó chạy được bao lâu? Tất cả sẽ được giải đáp.
Mục Lục
› Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không?
› Tại sao phải lên dây cót thường xuyên?
› Cách lên dây cót thủ công cho đồng hồ cơ?
› Đồng hồ automatic chạy được bao lâu?
› Cách xử lý khi không đồng hồ cơ bị chết máy?
› Lưu ý gì khi sử dụng đồng hồ automatic?
› 4 kiểu thiết kế đồng hồ cơ phổ biến hiện nay
Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không?
Các khái niệm trong bài viết: automatic (cơ chế lên dây cót tự động) và handwinding (cơ chế lên dây cót thủ công).
Câu trả lời đồng hồ automatic có cần lên dây cót không phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, xem thử đồng hồ của bạn có hỗ trợ thêm cơ chế này hay không.
● Trường hợp 1: Đồng hồ không hỗ trợ cơ chế lên dây cót thủ công
Xác định xem đồng hồ của bạn có hỗ trợ cơ chế lên dây cót thủ công hay công bằng cách xoay núm vặn, nếu núm vặn không xoay được và kim vẫn giữ nguyên vị trí thì đồng nghĩa với việc đồng hồ của bạn chỉ lên tự động được mà thôi.
Việc đồng hồ automatic có cần lên dây cót không sẽ phụ thuộc nhiều vào sản phẩm đó đang sử dụng bộ máy nào, tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng khi đa phần những dòng máy hiện đại đều có trang bị handwinding rất tiện lợi – Ảnh: Orient RA-AA0C04B19B
Tại sao ta phải kiểm tra như vậy? Mặc dù handwinding không thật sự quý hiếm nhưng trên thực tế, vẫn có một số phiên bản đồng hồ cơ giá rẻ hiện nay không có hand winding và người dùng buộc phải đeo để đồng hồ lên cót.
● Trường hợp 2: Đồng hồ có hỗ trợ cơ chế lên dây cót thủ công
Nếu xoay núm được và kim giây chạy thì đồng hồ của bạn vừa lên dây cót tự động, vừa hỗ trợ lên dây cót thủ công. Ngoại trừ đồng hồ cơ giá dưới 4 triệu của Orient ra thì gần như máy cơ tất cả các thương hiệu hiện nay đều có handwinding.
Tuy nhiên, tần suất sử dụng sẽ quyết định đến việc đồng hồ automatic có cần lên dây cót không. Cụ thể:
☑ Sử dụng hằng ngày: Vì cơ chế lên dây cót tự động khá nhạy nên nếu bạn đeo đồng hồ thường xuyên mỗi ngày thì không cần phải lên dây cót thủ công.
Có thể bạn quan tâm:
Cách chỉnh đồng hồ cơ Orient chạy nhanh chậm, giờ thứ ngày
︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿ ︿
Tùy vào tần suất sử dụng, cách thức bảo quản của mỗi người cũng quyết định đến việc lên cót thủ công hay không. Quá trình này khá đơn giản – Ảnh: Citizen NY4050-03L
☑ Sử dụng thỉnh thoảng: Đối với người sử dụng không thường xuyên thì cách 1-2 ngày, bạn phải lên dây cót thủ công để nạp năng lượng cho đồng hồ. Mỗi lần như vậy thì xoay núm vặn 20-30 lần hoặc xoay đến khi nào cứng núm thì ngưng.
☑ Sử dụng rất ít: Đối với người có quá nhiều đồng hồ và lâu lâu sử dụng một lần thì nên mua hộp xoay đồng hồ. Hiện nay, giá một hộp xoay ZRC dao động trong khoảng trên 10 triệu.
Tại sao phải lên dây cót thường xuyên?
☑ Để cung cấp năng lượng mỗi ngày cho đồng hồ hoạt động: Khác với máy quartz là sử dụng năng lượng sẵn có bên trong pin đồng hồ (tuổi thọ lên đến 1-2 năm) thì với máy cơ, bạn phải lên dây cót thường xuyên.
Cứ xoay núm vặn từ 20-30 vòng thì máy cơ sẽ nạp đủ năng lượng trong khoảng 24 giờ sử dụng. Và thời gian trữ cót thực tế có thể thấp hơn mức hãng đưa ra tùy theo tần suất sử dụng. Đồng hồ càng nhiều tính năng sẽ càng tiêu tốn năng lượng
☑ Hạn chế đứng máy và duy trì độ ổn định cho đồng hồ: Việc ngừng lên cót sẽ dẫn đến đồng hồ không có năng lượng và đứng máy. Tuy nhiên, linh kiện cơ khí ổn định khi và chỉ chỉ hoạt động không bị gián đoạn.
☑ Để không phải tùy chỉnh thời gian quá nhiều lần: Nếu cứ mỗi lần hết cót, đồng hồ ngừng chạy thì người dùng phải tùy chỉnh giờ trước khi đeo. Do đó, nếu duy trì năng lượng đầy đủ thì bạn không phải tốn thời gian chỉnh quá nhiều lần.
Cách lên dây cót thủ công cho đồng hồ cơ?
Việc duy trì năng lượng thường xuyên trên đồng hồ cơ rất quan trọng. Thế nên các đơn vị luôn khuyến cáo khách hàng của mình đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày (không cần đeo liên tục, miễn sao đủ 8 tiếng) hoặc lên cót thủ công như sau:
Lên cót thủ công cho đồng hồ ư? Khá đơn giản bằng cách xoay núm vặn
● Bước 1: Kiểm tra núm vặn đã được vặn chặt hay chưa. Quá trình lên cót thủ công không cần rút núm, rút núm khi và chỉ khi chỉnh thời gian hoặc sử dụng tính năng mà thôi.
● Bước 2: Xoay núm vặn thuận chiều kim hoặc ngược chiều kim (tùy mẫu) từ 20-30 vòng, hoặc vặn cho đến khi nghe tiếng rẹt rẹt, hoặc cảm giác phần núm bị nặng tay thì ngưng. Tránh vặn quá đầy dẫn đến đứt dây cót.
Một tips nhỏ cho những mẫu đồng hồ không hỗ trợ lên cót thủ công bằng cách “trình diễn” lại việc đeo đồng hồ lên tay như thế này để nạp năng lượng. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế bởi nếu rung lắc mạnh và không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ
Lưu ý: Đối với những đồng hồ vừa có automatic, vừa có handwinding thì việc lên cót thủ công chỉ là bổ trợ. Người dùng không nên lạm dụng việc xoay núm vặn để tránh bị hỏng núm nếu xoay quá nhiều lần.
Đồng hồ automatic chạy được bao lâu?
Mặc dù đồng hồ cơ hoạt động bằng năng lượng cơ khí sinh ra mỗi ngày, tuy nhiên không phải cứ ngừng đeo thì đồng hồ sẽ đứng ngay. Mà thay vào đó, mỗi thiết kế sẽ đi kèm một lượng thời gian trữ cót nhất định.
Đây là năng lượng dự trữ, giúp đồng hồ hoạt động ngay cả khi không được nạp năng lượng. Hiện nay, thời gian trữ cót trên đồng hồ automatic dao động trong khoảng từ 36 đến 42 giờ.
Theo tiêu chuẩn hiện nay thì đồng hồ cơ sẽ có thời gian trữ cót trên dưới 40 giờ, một số phiên bản đặc biệt như Tissot Powermatic 80 sẽ trữ cót 80 giờ – Ảnh: Tissot T063.907.16.038.00
Một số dòng đặc biệt cao cấp của Thụy Sỹ sẽ có thời gian trữ cót lên đến 80 giờ. Vậy nên, việc sử dụng đồng hồ máy cơ không bất tiện như bạn nghĩ. Lưu ý, đây là thời gian tối đa mà đồng hồ dự trữ được năng lượng.
Nếu bạn sử dụng quá thường xuyên những tính năng như Chronograph thì sẽ tốn nhiều năng lượng và thời gian trữ cót còn lại sẽ không nhiều. Do đó, đối với người sử dụng Chronograph thì càng phải đeo đồng hồ thường xuyên.
Cách xử lý khi không đồng hồ cơ bị chết máy?
Một trường hợp cũng thường xuyên xảy ra là đồng hồ cơ bị chết máy (đứng máy) do lâu ngày không sử dụng, không lên dây cót. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, chỉ là đồng hồ tạm đứng máy mà thôi.
Đứng máy ở đồng hồ cơ có nghĩa là đồng hồ hết năng lượng để hoạt động, chỉ cần đeo lên tay thì chúng sẽ vận hành ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi – Ảnh: Seiko SSA322J1
Chỉ cần đeo đồng hồ lên tay, di chuyển qua lại hoặc xoay núm vặn (nếu có handwinding) thì đồng hồ sẽ hoạt động lại bình thường. Và trước khi sử dụng, bạn nên chỉnh lại thời gian thực tế cho chính xác hơn.
Tuy nhiên như đã nói, bạn không nên để tình trạng đồng hồ đứng máy diễn ra liên tục, điều này ảnh hưởng không tốt đến cơ chế bên trong. Còn nếu lên cót mà đồng hồ vẫn đứng thì đến trung tâm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ.
Đồng Hồ Cơ Nhật Bản Citizen Orient Seiko Có Tốt Không
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
Lưu ý gì khi sử dụng đồng hồ automatic?
Do cơ chế lắp ráp đặc biệt, cách vận hành cũng khác hẳn đồng hồ quartz hay đồng hồ năng lượng ánh sáng nên khi sử dụng đồng hồ automatic sẽ có những lưu ý riêng như:
☑ Tránh rơi rớt bởi máy cơ chịu lực khá yếu, không sử dụng đồng hồ cơ khi chơi những môn thể thao quá mạnh (ngoại trừ một số mẫu chuyên dụng).
☑ Nên lau dầu đồng hồ cơ định kỳ 2-4 năm một lần, việc này bôi trơn các linh kiện và giúp bộ máy hoạt động trơn tru hơn sau thời gian dài.
Nên sử dụng đồng hồ automatic theo khuyến cáo để tránh những lỗi hỏng vặt – Ảnh: Seiko SRPA14J1
☑ Không cho đồng hồ tiếp xúc với những nơi từ trường mạnh như loa thùng, tivi,… vì chúng làm ảnh hưởng đến độ chính xác thời gian.
☑ Tránh nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngưỡng nhiệt độ tối ưu là nằm trong khoảng từ 5 đến 40 độ C.
☑ Cuối cùng, mức độ sai số của máy cơ luôn cao hơn máy quartz hoặc năng lượng ánh sáng nên bạn cần xem và chỉnh lại hợp lý nếu cần thiết.
☑ Cụ thể, độ sai số của đồng hồ cơ dao động trong khoảng cho phép là ± 30s mỗi ngày (tương đương trên dưới 5 phút mỗi tháng).
4 kiểu thiết kế đồng hồ cơ phổ biến hiện nay
Ngoài việc đồng hồ automatic có cần lên dây cót không, đồng hồ automatic chạy được bao lâu thì những ai đang quan tâm đến dòng sản phẩm này cũng phải biết được các thiết kế phổ biến để lựa chọn cho mình phiên bản phù hợp.
Khác với đồng hồ quartz là kim nhảy từng nấc một thì ở đồng hồ cơ, kim sẽ trôi trên mặt số nhìn rất đẹp mắt. Đặc biệt, nếu không có cơ chế hacking second thì kim cũng vẫn trôi cho dù rút núm vặn
Hiện nay, các đơn vị thiết kế phát hành 4 kiểu dáng chủ đạo, bao gồm:
Đối với những thiết kế theo phong cách tối giản, các đơn vị thiết kế sẽ không cho lộ cơ – Ảnh: Tissot T109.407.16.031.00
● Đồng hồ automatic không lộ máy: Do không lộ máy nên giá sẽ rẻ nhất, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể xem các linh kiện bên trong ở đằng sau mặt số (nhờ thiết kế chạm rỗng) hoặc phân biệt qua chữ “automatic” trên mặt đồng hồ.
Việc lộ cơ sẽ giúp người dùng dễ quan sát những chuyển động cơ khí – Ảnh: Citizen NP1020-82A
● Đồng hồ automatic lộ tim (open heart): Phần linh kiện cơ khí lộ hoàn toàn qua một khung cửa (tại góc 9 giờ đối với đồng hồ Nhật, tại góc 12 giờ đối với đồng hồ Thụy Sỹ hoặc tại bất kỳ chỗ nào nhưng tùy thuộc vào đơn vị lắp ráp bộ máy).
Do số lượng semi-skeleton khá ít nên đa số người dùng không biết đến kiểu trình bày này – Ảnh: Orient RE-DK0002L00B
● Đồng hồ automatic lộ bán toàn phần (semi-skeleton): Phần linh kiện cơ khí lộ nhiều phần trên mặt số. Tại đây, người dùng dễ dàng quan sát hơn sự chuyển động của bộ máy cơ nhưng đổi lại, kiểu dáng này không được áp dụng nhiều.
Skeleton hấp dẫn người dùng bởi thiết kế cầu kỳ và sử dụng cỗ máy phức tạp, cả về cơ chế lẫn tính thẩm mỹ – Ảnh: Doxa D154TWH
● Đồng hồ automatic lộ toàn phần (skeleton): Là những đồng hồ cơ được thiết kế chạm rộng cho cả mặt trước và mặt sau, đến mức người dùng có thể nhìn xuyên thấu 2 bên. Do yêu cầu độ phức tạp cao nên giá đồng hồ skeleton không hề rẻ.
Giá bán đồng hồ cơ đang dao động trong khoảng từ 3.5 triệu cho những thương hiệu bình dân như Orient automatic, Citizen automatic, Seiko automatic, Fossil automatic, OP automatic,…
Và từ 10 triệu cho những thương hiệu cao cấp đến từ Thụy Sỹ như Tissot automatic, Longines automatic, Doxa automatic, Rado automatic, Mido automatic, Frederique Constant automatic,…
Có thể bạn quan tâm:
Cách chỉnh ngày đồng hồ cơ, đảm bảo nhảy đúng 12 giờ đêm
= = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Thùy NT