đồng hồ cơ tự động là gì

đồng hồ cơ tự động là gì

Hiện nay, đồng hồ cơ đang được rất nhiều người dùng ưa chuộng và lựa chọn như một người bạn đồng hành. Hôm nay, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đồng hồ cơ là gì, nguyên lý hoạt động ra sao, có những loại đồng hồ cơ nào. Đừng bỏ qua nhé!

1. Đồng hồ cơ là gì?

Đồng hồ cơ (còn gọi là đồng hồ máy cơ) là loại đồng hồ đeo tay được lắp ráp hoàn toàn từ các chi tiết thuần cơ khí, hoạt động dựa trên nguồn năng lượng dưới dạng cơ năng do dây cót sinh ra. Khác với các loại đồng hồ khác, đồng hồ cơ không sử dụng pin hay bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Đồng hồ cơ được lắp ráp từ các chi tiết thuần cơ khíĐồng hồ cơ được lắp ráp từ các chi tiết thuần cơ khí

2. Phân loại đồng hồ cơ

Dựa vào cách nạp năng lượng cho cót mà người ta chia thành 2 loại đồng hồ cơ:

– Handwinding (lên dây cót bằng tay): Là đồng hồ cơ phải lên cót bằng tay, bằng cách vặn núm để dây cót cuộn chặt lại trong hộp cót tạo năng lượng cho đồng hồ. Với loại đồng hồ này, người dùng phải thường xuyên lên dây cót, tùy vào từng loại đồng hồ, có loại trữ cót được 1 ngày, có loại được vài ngày.

Đồng hồ lên dây cót bằng tayĐồng hồ lên dây cót bằng tay

– Automatic (lên dây cót tự động): Là đồng hồ cơ hoạt động theo nguyên lý tự động lên dây cót bằng hoạt động của cổ tay người dùng. Chỉ cần đeo đồng hồ trên tay và hoạt động bình thường thì bánh đà sẽ quay và truyền đến những bánh xe truyền và tự xoay nắp ổ cót.

Đồng hồ cơ hoạt động theo nguyên lý tự động lên dây cótĐồng hồ cơ hoạt động theo nguyên lý tự động lên dây cót

Dựa vào hình thức lên dây cót, người ta thường chia đồng hồ Automatic làm 2 loại:

Đồng hồ Automatic: Bạn sẽ không cần tác động thủ công vào dây cót, thay vào đó chỉ cần đeo đồng hồ lên tay khoảng 8 tiếng một ngày.

Đồng hồ bán tự động: Đây là dạng đồng hồ tích hợp cả hai tính năng Automatic tự động và lên dây cót, vì thế nếu bạn không đeo đủ thời gian để đồng hồ trữ cót, bạn có thể vặn núm để tạo ra năng lượng cho bộ máy có thể hoạt động tuần tự.

Tên

Ưu điểm

Nhược điểm

Handwinding (lên dây cót bằng tay)

– Thiết kế mỏng nhẹ.

– Nhiều chức năng hoặc nâng cấp khả năng trữ cót lên cao hơn.

– Bảo trì, sửa chữa đơn giản, nhanh chóng.

– Mất thời gian khi phải thường xuyên ngồi lên dây bằng cách vặn núm.

– Khi gần hết năng lượng, đồng hồ sẽ chạy kém chính xác.

– Nguy cơ mòn cốt máy nếu trục núm vặn nhiều hoặc lên dây cót không đúng cách.

Automatic (lên dây cót tự động)

– Hoạt động ổn định khi sử dụng thường xuyên.

– Không cần lên cót tay định kỳ.

– Nếu không đeo thường xuyên sẽ mất khá nhiều thời gian để khởi tạo cho chúng hoạt động bình thường.

3. Đồng hồ cơ có cấu tạo thế nào?

Cấu tạo đồng hồ cơ rất phức tạp, tạo thành một khối thống nhất, truyền động năng cho nhau. Mục đích cuối cùng là để tạo nên sự chuyển động của các kim trên mặt số. Đồng hồ cơ gồm có 5 bộ phận:

Dây cót: Là bộ phận tiếp nhận và lưu trữ năng lượng, năng lượng lưu trữ trong dây cót sẽ được chuyển dần đến các bánh răng truyền động và các bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.

Các bánh răng truyền động: Có nhiệm vụ truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác của đồng hồ.

Các bánh răng truyền động thực hiện truyền năng lượng từ cót lên bộ phận khác

Các bánh răng truyền động thực hiện truyền năng lượng từ cót lên bộ phận khác

Bộ hồi: Bao gồm các linh kiện như ngựa, bánh xe gai,… Bộ phận này thực hiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến bộ dao động và truyền đến cho nhóm bánh răng giờ, phút, giây.

Bộ dao động: Có các linh kiện chính là bánh lắc, dây tóc,… Bộ dao động chịu trách nhiệm điều tiết – chia đều năng lượng để xoay các kim sao cho kim được chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây.

Nhóm bánh răng giờ phút giây: Sau khi nhận được năng lượng được chia thành các phần đều nhau của bộ hồi, năng lượng sẽ truyền từ bánh răng giây tới bánh răng phút và đến bánh răng giờ.

Đồng hồ cơ có cấu tạo phức tạpĐồng hồ cơ có cấu tạo phức tạp

4. Nguyên lý hoạt động

Chuyển động cổ tay của người đeo làm cho bánh đà quay và thông qua các bánh răng, cuộn dây chính. Cũng có thể lên dây cót qua núm vặn, như trên đồng hồ thủ công.

– Dây cót làm từ dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, bền bỉ và được cuộn lại. Sau khi được cuộn chặt, dây cót sẽ dần bung ra, trở lại trạng thái ban đầu. Chính lực này kéo các bánh răng chuyển động.

– Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

– Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơNguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

5. Ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ máy cơ

Ưu điểm:

– Là loại đồng hồ không phải thay pin, thân thiện với môi trường.

Đa dạng mẫu mã, thiết kế độc đáo như một số kiểu thiết kế lộ cơ, hở tim, siêu mỏng, Tourbillon,…

– Đồng hồ có tính thẩm mỹ giá trị nghệ thuật cao nhờ quá trình chế tác thủ công tỉ mỉ, tinh tế.

– Sở hữu bộ máy hoạt động tốt, trơn tru.

Đồng hồ cơ có nhiều ưu điểm nổi bậtĐồng hồ cơ có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm:

Giá thành khá cao.

– Độ sai số cao hơn dòng đồng hồ quartz. Mức sai số trong khoảng từ -20 đến +30 giây/ngày.

Hoạt động không ổn định trong môi trường có nhiều từ trường và các thiết bị điện tử như lò vi sóng, nam châm,…

Giá bán mỗi chiếc đồng hồ cơ khá caoGiá bán mỗi chiếc đồng hồ cơ khá cao

6. Cách phân biệt đồng hồ cơ với đồng hồ quartz thông thường

Đồng hồ cơ và đồng hồ quartz có một số điểm khác nhau.

– Với loại đồng hồ cơ, kim giây hoạt động rất trơn tru mượt mà, như chúng đang quét một vòng đồng hồ một cách rất nhẹ nhàng. Trong khi đó, kim đồng hồ quartz chuyển động giật theo từng nhịp đặc trưng, khá thô kệch.

– Đồng hồ quartz có độ chính xác cao hơn các cỗ máy đồng hồ tự động. Đồng hồ quartz có độ sai số khoảng ± 20 đến ± 15 giây/tháng, còn đồng hồ cơ có mức sai số nằm trong khoảng -20 đến +30 giây/ngày.

– Lật mặt sau của đồng hồ lên, đồng hồ cơ đa số sẽ cho phép bạn quan sát bánh đà và các bộ phận bên trong của chúng.

Có thể quan sát các bộ phận bên trong của đồng hồ cơCó thể quan sát các bộ phận bên trong của đồng hồ cơ

– Thường trên mặt đồng hồ cơ tự động sẽ ghi dòng chữ “Automatic”, hoặc nhiều dòng đồng hồ cơ sẽ thiết kế lộ máy ra bên ngoài.

Trên mặt đồng hồ cơ thường có dòng chữ AutomaticTrên mặt đồng hồ cơ thường có dòng chữ Automatic

7. Các lưu ý khi mua đồng hồ cơ

– Đồng hồ cơ có cấu tạo phức tạp với sự cộng hòa của hàng trăm chi tiết nhỏ khớp nối nên khả năng chịu lực, chịu shock kém hơn đồng hồ pin.

– Đồng hồ khá nhạy cảm với độ ẩm, hóa chất, từ trường bởi các bộ phận của đồng hồ đa số làm bằng kim loại, vì thế nên giữ đồng hồ tránh xa các yếu tố đó.

Đồng hồ cơ chịu lực, chịu shock kém, nhạy cảm với độ ẩm, hóa chấtĐồng hồ cơ chịu lực, chịu shock kém, nhạy cảm với độ ẩm, hóa chất

8. Các lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ

– Nhận diện đặc điểm máy cơ

Bạn có thể nhận diện đồng hồ cơ nhờ các đặc điểm như: Chuyển động của kim đồng hồ – đồng hồ cơ có chuyển động kim mượt mà, kim chạy như lướt; Âm thanh tích tắc đều đặn; Không cần thay pin; Một số mẫu có thể nhìn thấy các bộ phận bên trong ở mặt đáy hoặc mặt số.

Nhận diện đồng hồ cơ từ các đặc điểm nổi bậtNhận diện đồng hồ cơ từ các đặc điểm nổi bật

– Tầm quan trọng của cót

Cót cơ là nguồn năng lượng duy trì trạng thái hoạt động cho bộ máy đồng hồ, người dùng nên chú ý sử dụng đúng quy cách để đảm bảo cót không quá căng hoặc quá yếu. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến độ chính xác tính bền bỉ của đồng hồ cơ.

Cót cơ là nguồn năng lượng duy trì trạng thái hoạt động cho bộ máyCót cơ là nguồn năng lượng duy trì trạng thái hoạt động cho bộ máy

– Bảo quản đúng cách

Vì các chi tiết linh kiện của máy được làm từ kim loại, nên khi sử dụng người dùng nên giữ đồng hồ tránh xa khỏi các nguồn từ trường mạnh như: thiết bị y tế, thiết bị điện tử, loa, nam châm,…

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế rơi rớt hoặc rung lắc mạnh liên tục bởi đồng hồ được tích hợp rất nhiều linh kiện nhỏ bên trong.

Việc lên dây cót thường xuyên cũng vô cùng quan trọng hoặc bạn cũng có thể đặt đồng hồ trong hộp xoay để đồng hồ luôn vận hành ổn định.

Đặt đồng hồ trong hộp xoay để đồng hồ luôn vận hành ổn địnhĐặt đồng hồ trong hộp xoay để đồng hồ luôn vận hành ổn định

9. Đồng hồ cơ có giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều thương hiệu đồng hồ cơ với chất lượng từ tầm trung cho đến cao cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng. Một số hãng đồng hồ cơ dạng phổ thông có mức giá chỉ từ 3 triệu, ở các mẫu đồng hồ cao cấp có giá bán lên đến hàng trăm hàng chục tỉ đồng.

Đồng hồ cơ có giá từ 3 triệu đồngĐồng hồ cơ có giá từ 3 triệu đồng

10. Chính sách bảo hành đồng hồ tại Thế Giới Di Động

Khi mua đồng hồ tại cửa hàng Thế Giới Di Động, bạn sẽ nhận ngay chính sách bảo hành ưu đãi như sau:

– Bảo hành chính hãng 12 tháng.

– Bảo hành có cam kết trong 12 tháng.

(*) Trên đây là chính sách bảo hành được cập nhật vào ngày 15/02/2022. Chính sách có thể thay đổi theo thời gian, để xem chi tiết chính sách bảo hành cụ thể bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Chính sách bảo hành đồng hồ tại Thế Giới Di Động Chính sách bảo hành đồng hồ tại Thế Giới Di Động

Một số đồng hồ cơ tự động đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Vừa rồi bài viết đã giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về đồng hồ cơ, hy vọng mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *