Bất kỳ ai yêu thích hoặc có niềm đam mê với đồng hồ đeo tay đều muốn sở hữu cho mình một cỗ máy tự động dù cho giá của những phiên bản này thường không hề rẻ. Vậy đồng hồ tự động là gì mà lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy? Liệu nó có tốt và đáng mua? Và khi mua có cần lưu ý gì không? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết ngay bên bên dưới.
Mục Lục
1. Đồng hồ tự động là gì? 2. Lịch sử ra đời đồng hồ tự động 3. Đồng hồ tự động có mấy loại? 4. Cấu tạo của một chiếc đồng hồ tự động 5. Đồng hồ tự động vận hành như thế nào? 6. Cách lên dây cót thủ công cho một chiếc đồng hồ bán tự động 7. Cách nhận biết đồng hồ đeo tay có phải là đồng hồ tự động 8. Ưu nhược điểm của một chiếc đồng hồ tự động 9. So sánh đồng hồ tự động và đồng hồ quartz 10. Những lưu ý nên biết khi mua đồng hồ tự động 11. Kiến thức sử dụng đồng hồ tự động cơ bản
Đồng hồ tự động là gì? đồng hồ cơ automatic là gì? luôn là thắc mắc của rất nhiều người
Đồng hồ tự động và tất tần tật những điểm lưu ý cần biết trước khi mua
Sở hữu một cỗ máy thời gian tinh tế và đẳng cấp không chỉ là niềm vui mà còn là niềm ao ước của biết bao người. Thế nhưng bạn sẽ chỉ thực sự là chủ nhân của nó khi hiểu hết tất cả nguyên lý hoạt động, cách sử dụng và bảo quản đồng hồ.
Đặc biệt, không giống như máy pin, đồng hồ automatic được chế tác phức tạp và tỉ mỉ hơn rất nhiều, chính vì thế mà nó đòi hỏi người dùng phải nâng niu và sử dụng đúng cách, vì nếu không chiếc đồng hồ này sẽ không hoạt động chính xác và rất nhanh hỏng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì bài viết bên dưới sẽ tổng hợp tất cả những gì bạn đang tìm kiếm. Đầu tiên, chúng ta hãy trả lời câu hỏi mà rất nhiều người dùng thắc mắc “đồng hồ automatic là gì” nhé!
Đồng hồ máy automatic là gì sẽ không còn là một thắc mắc sau khi bạn đọc bài viết này
1. Đồng hồ tự động là gì?
Đồng hồ tự động là một trong những loại đồng hồ đeo tay rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay, nó sử dụng bộ máy được cấu thành từ những linh kiện cơ khí nhỏ và phức tạp, không liên quan đến điện tử. Đồng hồ automatic còn có những cách gọi khác cũng rất quen thuộc đó chính là đồng hồ automatic, đồng hồ cơ tự động hay đồng hồ tự động lên dây cót.
Đồng hồ tự động mang giá trị cao về mặt nghệ thuật và chế tác
Đặc biệt đồng hồ tự động không sử dụng pin như những phiên bản quartz thường thấy trên thị trường, thay vào đó nó hoạt động nhờ vào dây cót, cót trong đồng hồ sẽ tự lên dây khi bạn đeo trên cổ tay và chuyển động nó. Nói một cách đơn giản, để đồng hồ tự động hoạt động xuyên suốt, bạn chỉ cần đeo nó lên cổ tay khoảng 8 tiếng một ngày và hoàn toàn không cần cung cấp thêm nguồn năng lượng nào khác.
Đôi nét về đồng hồ cơ
Đồng hồ tự động là một dạng máy thuộc đồng hồ cơ, ngoài ra đồng hồ cơ còn có thêm đồng hồ lên dây cót, tương ứng với đó là 2 bộ máy: máy tự động (automatic) và bộ máy lên dây cót. Nếu xét về độ đắt tiền hay vẻ đẹp nghệ thuật, đồng hồ cơ được giới chuyên gia cũng như người tiêu dùng đánh giá cao hơn hẳn so với đồng hồ pin (quartz).
Cả hai loại đồng hồ tự động và đồng hồ lên dây cót đều có các bộ phận gần giống nhau, chẳng hạn: bánh răng, dây tóc, vòng bi,… vì thế mà đẳng cấp của chúng cũng “ngang sức ngang tài”. Tuy nhiên, nếu xét về tính tiện dụng và độ khó khi sử dụng thì đồng hồ tự động được đánh giá cao hơn hẳn, vì thế nó được khách hàng rất ưa chuộng và phổ biến trên thị trường.
2. Lịch sử ra đời đồng hồ tự động
Ngoài câu hỏi đồng hồ automatic là gì thì rất nhiều các tín đồ cũng thắc mắc nó được ra đời khi nào. Bật mí cho các bạn cùng biết, chiếc đồng hồ tự động đầu tiên được cho là ra đời vào những năm 1770 (cách đây hơn 250 năm), tuy nhiên lúc này nó chưa phải là đồng hồ đeo tay mà chỉ mới là đồng hồ bỏ túi, bởi thời bấy giờ đồng hồ bỏ túi rất thịnh hành và được cho là khá tiện lợi.
Cho đến năm 1923, chiếc đồng hồ tự động đầu tiên mới chính thức được ra đời, do một người thợ sửa ống nước người anh tên Abraham-Louis Perrelet chế tạo, từ đó ông được mệnh danh là ông tổ của ngành đồng hồ cơ.
Và 7 năm sau đó, tức là năm 1930, dòng Abraham-Louis Perrelet thực sự hưng thịnh và lên đến đỉnh cao khi hãng đồng hồ danh giá Thụy Sỹ – Rolex cho trình lãng mẫu đồng hồ Rolex Oyster Perpetual 1930 của mình.
Đồng hồ cơ đang Hot:
3. Đồng hồ tự động có mấy loại?
Nhiều người ưa chuộng tính năng tự động lên cót nên đã quyết định mua loại đồng hồ này
Đồng hồ tự động vận hành không nhờ pin mà nhờ vào dây cót, nếu xét về hình thức lên dây cót này, người ta thường chia đồng hồ tự động làm 2 loại, cụ thể:
– Đồng hồ automatic tự động: Bạn sẽ không cần tác động thủ công vào dây cót, thay vào đó chỉ cần đeo đồng hồ lên tay khoảng 8 tiếng một ngày, và trong suốt quá trình đeo ấy, bánh đà sẽ chuyển động và giúp dây cót được lên đều đặn, giúp đồng hồ hoạt động liên tục.
– Đồng hồ automatic bán tự động: Đây là dạng đồng hồ tích hợp cả hai tính năng automatic tự động và lên dây cót, vì thế nếu bạn không đeo đủ thời gian để đồng hồ trữ cót, bạn có thể
Chính vì sự tiện lợi này mà hiện nay, đồng hồ automatic bán tự động được sử dụng rất nhiều trên thị trường.
Đồng hồ tự động có 2 loại chính nhưng loại bán tự động lại được sử dụng phổ biến hơn
4. Cấu tạo của một chiếc đồng hồ tự động
Có bao giờ bạn thắc mắc đồng hồ automatic là gì và nó được cấu tạo như thế nào mà lại đắt đỏ và tinh xảo đến vậy không? Thậm chí những chiếc đồng hồ xa xỉ của các thương hiệu Thụy Sỹ nổi tiếng còn được cấu thành từ hàng trăm chi tiết khác nhau. Ngoài ra, những điểm chung của cỗ máy đồng hồ tự động đều gồm các bộ phận sau:
– Núm chỉnh giờ: Ngoài chức năng chỉnh giờ, đây cũng là bộ phận được dùng để lên dây cót cho đồng hồ tự động, thông thường nó được đặt bên phải của bộ phận mặt số.
– Dây cót: đây là bộ phận chính cung cấp năng lượng cho đồng hồ tự động vận hành, năng lượng từ việc vặn núm chỉnh giờ được chuyển tới bộ phận này, những phiên bản đồng hồ tự động có dây cót quấn càng chặt thì năng lượng được tích trữ sẽ càng nhiều.
– Chuỗi bánh răng: Nhiệm vụ chính của bộ phận bánh răng này là truyền năng lượng lưu trữ từ dây tóc đến bộ thoát qua hàng loạt bánh răng nhỏ.
– Bộ thoát: có hoạt động giống như bộ phanh, với chức năng lấy năng lượng truyền từ dây cót qua những bánh răng và truyền tới bánh xe cân bằng.
– Bánh xe cân bằng: được xem như trái tim của đồng hồ tự động, với dao động khoảng 5 đến 10 lần trong 1 giây, bộ phận này có thể được điều khiển bởi thợ chế tác, bằng cách làm cho bánh xe cân bằng dao động nhanh hoặc chậm hơn, điều này sẽ khiến cho chiếc đồng hồ tự động của bạn chạy nhanh hoặc chậm hơn.
– Bánh răng điều khiển mặt số: Khác với bánh răng truyền năng lượng dự trữ, hàng loạt bánh răng điều khiển mặt số này sẽ truyền tải mức năng lượng đều nhau từ bánh xe cân bằng tới các kim đồng hồ, từ đó giúp chúng chuyển động.
– Chân kính: Làm nhiệm vụ giảm sự ma sát giữa các bánh răng, từ đó làm cho đồng hồ hoạt động chính xác và trơn tru hơn, số lượng chân kính càng nhiều sẽ khiến cho chiếc đồng hồ tự động được vận hành bền bỉ hơn. Chân kính có tác dụng như vòng bi để giảm ma sát và mài mòn kim loại, chúng giúp bộ máy cải thiện hiệu suất và độ chính xác của cỗ máy vận hành. Lý do mà người ta dùng ruby để chế tạo chân kính đó là bởi chúng có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và cực kỳ cứng.
Chân kính ngoài có nhiệm vụ giảm ma sát còn góp phần tăng thêm vẻ thẩm mỹ cho đồng hồ
5. Đồng hồ tự động vận hành như thế nào?
Năng lượng được nạp vào đồng hồ thông qua 2 cách: đó là chuyển động tự nhiên khi đeo lên cổ tay và bằng cách vặn cót thủ công.
Dây cót trong đồng hồ tự động thường được chế tạo bằng dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, bền bỉ và được cuộn lại. Sau khi được cuộn chặt, dây cót sẽ dần bung ra và sau đó trở lại trạng thái ban đầu. Chính lực sinh ra từ hoạt động này sẽ kéo các bánh răng chuyển động.
Sau đó các bánh răng đồng hồ tự động sẽ quay và truyền động cho nhau. Bộ thoát trong cỗ máy sẽ có nhiệm vụ ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn. Nó sẽ chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Bạn có thể cung cấp năng lượng cho đồng hồ bằng cách chuyển động tự nhiên khi đeo lên cổ tay và bằng cách vặn cót thủ công
Và cuối cùng, bộ phận trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian như kim giờ, kim phút, kim giây trên đồng hồ tự động. Và khi ta đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng sẽ chuyển động theo và cho ta biết được thời gian một cách chính xác.
6. Cách lên dây cót thủ công cho một chiếc đồng hồ bán tự động
Việc duy trì hoạt động cho một cỗ máy automatic đồng hồ rất quan trọng, nó giúp các chi tiết bên trong phối hợp nhịp nhàng và ăn tiếng ý hơn. Vì thế mà các chuyên gia về đồng hồ tự động luôn khuyên khách hàng của mình đeo 8 tiếng 1 ngày. Nhưng trong trường hợp bạn không có thời gian thì sao? Câu trả lời là lên dây cót thủ công, và hãy thực hiện 2 thao tác đơn giản sau:
Đầu tiên: Kiểm tra núm vặn bên phải của mặt số đã được vặn chặt hay chưa, bởi vì quá trình lên cót thủ công sẽ không cần rút nút (thao tác rút núm chỉ được thực hiện khi chỉnh thời gian trong đồng hồ tự động mà thôi).
Bước cuối cùng: Tiến hành xoay núm vặn khoản từ 20 đến 30 vòng, tùy mẫu đồng hồ tự động khác nhau và ta thực hiện xoay ngược hay thuận chiều kim đồng hồ. Hãy vặn đến tay cảm thấy nặng tay hay nghe tiếng kêu rẹt rẹt phát ra, và ngưng tay ngay lập tức để tránh tình trạng đứt dây cót.
Một mẹo nho nhỏ cho những mẫu đồng hồ tự không không có chức năng lên dây cót thủ công, đó là bạn hãy cầm chiếc đồng hồ và đưa qua lại nhịp nhàng khoảng 30 lần. Tuy nhiên, đừng rung lắc quá mạnh và đặc biệt không được làm rơi đồng hồ nhé.
Còn đối với những phiên bản đồng hồ tự động có tích hợp lên cót bằng tay, bạn không nên lạm dụng việc lên cót thủ công này vì nếu xoay núm vặn quá nhiều lần sẽ làm chúng dễ bị hỏng.
Và đặc biệt, không nên vừa đeo đồng hồ vừa chỉnh, việc làm này rất dễ dẫn đến tình trạng núm chỉnh bên trong bị cong, vênh gây ảnh hưởng đến chất lượng đồng hồ.
Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ cơ chuẩn nhất hiện nay
▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶▶
7. Cách nhận biết đồng hồ đeo tay có phải là đồng hồ tự động hay không?
Hãy quan sát mặt trước và mặt sau của đồng hồ để biết nó có phải đồng hồ automatic hay không
Để nhận biết nhanh nhất một chiếc đồng hồ đeo tay bất kỳ có phải là đồng hồ tự động hay không rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát những chi tiết sau đây:
– Thứ nhất, bộ phận kim giây sẽ không nhảy từng nhịp như trong đồng hồ pin, thay vào đó chúng sẽ vận động như lướt đi trong gió vậy.
– Thứ hai, hãy lật mặt sau của đồng hồ lên, đồng hồ tự động đa số sẽ cho phép bạn quan sát bánh đà và các bộ phận bên trong của chúng.
– Và cuối cùng, độ chính xác của cỗ máy đồng hồ tự động thường không cao bằng đồng hồ quartz, với sai lệch rơi vào khoảng 20 đến 30 giây một ngày.
8. Ưu nhược điểm của một chiếc đồng hồ tự động
Để quyết định có nên mua một chiếc đồng hồ tự động hay không, bạn nên nắm được ưu và nhược điểm của chúng để tiện bề cân nhắc.
Cỗ máy nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, đồng hồ tự động tất nhiên cũng không ngoại lệ
Ưu điểm:
– Không phải thường xuyên thay pin định kỳ vì chúng không dùng pin
– Thiết kế mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật, thường có giá trị cao về mặt chế tạo
– Mỗi một phiên bản đều như một tác phẩm nghệ thuật bởi chế tác một chiếc đồng hồ tự động là việc không hề đơn giản
Nhược điểm:
– Độ chính xác không cao bằng đồng hồ Quartz, trong khi đồng hồ Quartz có sự sai số cỡ 20 giây 1 tháng thì đồng hồ tự động lại rơi vào 20 giây 1 ngày
– Giá thành cao hơn những phiên bản dùng pin thông thường
– Bất ổn trong môi trường có nhiều từ trường và các thiết bị điện tử như lò vi sóng, nam châm,…
– Khả năng chống nước không cao, khó sửa chữa do được cấu thành từ rất nhiều chi tiết nhỏ và phức tạp.
9. So sánh đồng hồ tự động và đồng hồ quartz
Bạn phân vân không biết nên chọn đồng hồ tự động hay quartz vì cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy hãy để chúng tôi so sánh chúng để bạn dễ dàng quyết định hơn nhé!
Đồng hồ tự động và đồng hồ quartz cũng có rất nhiều điểm khác nhau
Xét về độ chính xác
– Đồng hồ quartz có cấu tạo tương đối đơn giản với tần số giao động của tinh thể thạch anh ở tốc độ 32.768 lần trên mỗi giây, vì thế sai số của đồng hồ tương đối thấp và không đáng kể, chỉ khoảng 20 giây mỗi tháng.
– Trong khi đó, đồng hồ tự động nhờ vào sự dao động của một bánh xe cân bằng mà thường ở mức khoảng 18.000 lần mỗi giờ, vì vậy độ chính xác của nó thấp hơn nhiều so với những cỗ máy quartz.
– Vì thế nếu xét về độ chính xác của thời gian, đồng hồ tự động bị những phiên bản máy quartz bỏ một đoạn khá xa.
Xét về nguồn năng lượng
Thực tế cho thất nếu xét về nguồn năng lượng thì đồng hồ tự động chiếm ưu thế hơn hẳn vì không cần phải nạp năng lượng bằng pin, hoặc phức tạp hơn là nạp năng lượng bằng cách lên dây cót thủ công cho đồng hồ.
Còn với đồng hồ quartz, thì để đồng hồ hoạt động, bạn phải thường xuyên thay pin cho nó trong khoảng 1 đến 2 năm một lần. Và khi thay pin, người ta thường mở nắp lưng của đồng hồ nên bạn phải chọn những cơ sở uy tín để thực hiện, nhằm đảo bảo tính chống nước của cỗ máy luôn được giữ vững ở mức ban đầu.
Xét về chuyển động
– Nếu xét về sự chuyển động của các chi tiết thời gian trên mặt số đồng hồ thì phiên bản automatic đồng hồ “đỉnh” hơn rất nhiều so với máy quartz, vì chúng chạy như lướt chứ không chuyển động giật nhảy từng giây.
Đồng hồ tự động có các chi tiết thời gian vận hành vô cùng êm ái
Xét về độ bền
– Vì được bao bọc bởi một vòng nhựa chắc chắn nên đồng hồ quartz sở hữu khả năng chống sốc tốt hơn đồng hồ tự động. Hơn thế nữa, khi sử dụng cỗ máy automatic, bạn phải bảo dưỡng và lau dầu định kỳ cho chúng.
– Ngoài ra, đồng hồ tự động được cấu tạo từ những chi tiết vô cùng phức tạp và tỉ mỉ nên khâu sửa chữa của nó cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn.
Xét về thiết kế
– Đồng hồ tự động thường được chế tác tinh tế và nhiều chi tiết hơn đồng hồ pin, vì vậy chúng cũng dày hơn từ 2-5mm.
– Tuy nhiên, xét về nét nghệ thuật và sự tinh tế thì đồng hồ automatic được gia công hết sức tỉ mỉ, và sử dụng những nguyên liệu quý như: vàng, kim cương, đá quý…do đó, những khách hàng sành điệu, những doanh nhân thành đạt, và đặc biệt là những người sành về đồng hồ thường sử dụng cỗ máy này.
Nếu xét về tính nghệ thuật, dĩ nhiên những cỗ máy automatic luôn là người thắng cuộc
Sản phẩm liên quan:
10. Những lưu ý nên biết khi mua đồng hồ tự động
– Không nên quá lạm dụng tính năng lên dây cót trên đồng hồ tự động, nếu có thể, bạn nên thường xuyên đeo chúng trên cổ tay để bộ máy được vận hành tự nhiên, tránh tình trạng đứt dây cót khi vặn.
– Không nên sử dụng đồng hồ tự động trong những môi trường như: có chấn động, va đập, độ ẩm, hóa chất, từ trường,… bởi bộ máy của loại đồng hồ tự động này thường bao gồm các bộ phận rời rạc bằng kim loại là chủ yếu nên chúng rất nhạy cảm. Ngoài ra khi gặp trường hợp vỡ kính, vào nước thì phải đi sửa chữa, bảo trì ngay.
– Nếu không sử dụng đồng hồ, bạn có thể úp mặt số của nó xuống một tấm vải lông mịn, làm như thế thời gian trữ cót của đồng hồ sẽ kéo dài lâu hơn và mặt kính cũng không bị trầy xước.
– Không nên vừa đeo trên tay lại vừa điều chỉnh đồng hồ vì rất dễ làm cong trục núm khi bạn thực hiện rút núm ra.
Để tăng tuổi thọ và đảm bảo độ chính xác, bạn hãy sử dụng, bảo quản chiếc đồng hồ của mình thật cẩn thận
– Đồng hồ tự động được cấu thành từ tổ hợp các bộ phận nhỏ nên hạn chế tự sửa, tháo nắp lưng,…
– Nếu bạn hay chơi các môn thể thao trên bờ hoặc dưới nước, hãy chọn những chiếc đồng hồ chuyên dụng cho các hoạt động này để chúng hỗ trợ bạn tốt nhất nhé.
11. Kiến thức sử dụng đồng hồ tự động cơ bản
– Thời gian đeo lý tưởng: bắt buộc đeo ít nhất 8 tiếng/ngày, không cần đeo 1 lần 8 tiếng mà có thể chia ra nhiều lần cũng được. Nếu không, hãy thực hiện lên cót bằng tay đều đặn.
– Độ chính xác: tuy theo giá thành mà độ chính xác của mỗi chiếc đồng hồ tự động cũng sẽ khác nhau, nhanh/chậm dưới 1 phút là ổn với các loại giá rẻ dưới 3 triệu.
– Thời gian trữ cót: hầu hết đồng hồ tự động đều có khả năng trữ cót khi không đeo, thông thường thời gian này sẽ rơi vào 38-40 giờ, một số phiên bản cao cấp có thể lên đến 80 tiếng hoặc 1 tuần.
Đồng hồ tự động sẽ không khó sử dụng nếu bạn biết cách dùng chúng
– Thời gian chỉnh giờ: đối với các mẫu đồng hồ không có lịch thì bạn chỉnh lúc nào cũng được. Còn những mẫu có lịch ngày hay lịch thứ thì không nên chỉnh khi thời gian của đồng hồ khoảng 8h tối – 8h sáng.
– Thời gian bảo dưỡng: tùy từng mẫu đồng hồ mà thời gian bảo dưỡng, lau dầu sẽ khác nhau, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều.
Lời kết
Đồng hồ tự động là một trong những phát minh quan trọng và tiên tiến của con người, để bộ máy của chúng luôn trong tình trạng tốt nhất đòi hỏi người dùng cũng rất tỉ mỉ trong quá trình sử dụng và bảo quản. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề đồng hồ máy cơ automatic là gì và những lưu ý nào cần phải biết trước khi mua.
Hà VT
Cách chỉnh đồng hồ cơ chạy nhanh, chạy chậm, chạy sai giờ
*******************************************