Khi sử dụng, đồng hồ cơ có thể phát sinh những lỗi nhất định. Một trong số đó chính là lỗi đồng hồ cơ bị đứng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những lỗi thường gặp ở đồng hồ cơ cũng như cách giải quyết đơn giản, chính xác nhất.
1. Đồng hồ cơ bị đứng
Đồng hồ cơ bị đứng là lỗi khá thường gặp khi sử dụng đồng hồ cơ. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này, cách khắc phục như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.
Nguyên nhân
Dây cót không hoạt động
Đồng hồ cơ là loại đồng hồ chạy theo nguyên lý lên dây cót. Vì vậy, khi dây cót không hoạt động thì đồng hồ cơ sẽ bị đứng, hệ thống kim không chạy nữa. Nguyên nhân của trường hợp này là do khi bạn không sử dụng đồng hồ, bộ cót sẽ rời ra hay các bánh răng của dây cót sẽ tách rời. Khi đó, không có lực truyền vào bánh răng nên đồng hồ không được lên giây cót. Vì vậy, nó không thể tiếp tục chạy.
Cọc số bị rơi ra
Một nguyên nhân khác là cọc số bị rơi và mắc vào kim. Máy móc bị khô dầu hay hư hỏng một phần bên trong cũng là nguyên nhân dẫn đến đồng hồ bị đứng.
Cách giải quyết khi đồng hồ cơ bị đứng
Có hai trường hợp và cách sửa đồng hồ khi không chạy:
Đối với đồng hồ cơ lên dây cót cổ: Bạn để nguyên núm chỉnh giờ ở vị trí bạn đầu (tức là không kéo núm ra). Sau đó, vặn theo chiều bánh xe tiến khoảng 10 – 15 lần giúp dây cót đồng hồ căng lên. Khi đó, đồng hồ sẽ hoạt động trở lại.
Đồng hồ cơ tự động: Loại đồng hồ này thì bạn chỉ cần lắc nhẹ đồng hồ từ 5 đến 10 lần là sẽ hoạt đồng bình thường. Hoặc bạn có thể làm như với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay.
Nếu bạn đã làm như hướng dẫn trên nhưng đồng hồ vẫn không hoạt động thì có thể một chi tiết nào đó trong bộ máy của đồng hồ đã bị rơi mắc vào kim hoặc có thể máy móc khô dầu dẫn đến tình trạng đồng hồ bị hư hỏng. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn hãy mang đến các trung tâm để sửa chữa, không tự ý tháo máy đồng hồ để tránh những hư hỏng không đáng có.
››› Xem thêm: BST đồng hồ Automatic dây da đáng sở hữu nhất hiện nay
2. Đồng hồ cơ bị rơi
Đồng hồ cơ bị rơi dẫn đến không chạy là trường hợp xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân của việc này rất dễ hiểu. Đó là: Bạn làm rơi, đồng hồ của bạn bị va chạm đột ngột, rất có thể đồng hồ của bạn bị hư hỏng trong bộ máy dẫn đến ngừng hoạt động. Điều này là bởi bên trong đồng hồ có hàng trăm bộ phận nhỏ, mỏng manh. Khi gặp tác động mạnh có thể làm chúng trượt khỏi vị trí hoặc vỡ, bể.
Khi gặp tình trạng này, bạn có thể mở nắp ở lưng để kiểm tra. Tuy nhiên, điều duy nhất mà bạn có thể làm là mang đồng hồ đi sửa.
3. Đồng hồ cơ bị lệch kim giờ
Đồng hồ cơ bị lệch kim giờ, tức là đồng hồ bị chạy sai giờ, có thể chạy nhanh hoặc chạy chậm.
Nguyên nhân
Tạo không đủ năng lượng hoặc tạo năng lượng không đúng cách
Đối với đồng hồ cơ, chỉ khi đồng hồ được lên dây đúng cách và nạp đủ năng lượng thì đồng hồ mới hoạt động ổn định lâu dài và chính xác. Mỗi thương hiệu lại có cách nạp năng lượng khác nhau. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ và nắm cách sử dụng từ sổ hướng dẫn khi mua đồng hồ.
Đồng hồ cơ hiện nay có 3 dạng lên năng lượng khác nhau: đồng hồ cơ lên năng lượng bằng cách lên cót tay, đồng hồ tự động lên năng lượng bằng chuyển động tay, và dòng đồng hồ cơ tự động có thể lên năng lượng bằng cách vừa lên cót tay vừa chuyển động tay.
Đối với đồng hồ cơ lên cót tay: Bạn nên lên cót tay hàng ngày bằng cách xoay dây cót khoảng 20 vòng mỗi ngày. Chỉ như vậy là bạn đã sạc đủ năng lượng cho chúng.
Đối với đồng hồ hoạt đồng bằng chuyển động tay: Tùy hãng mà bạn nên chuyển động tay cho rotor đồng hồ xoay theo chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Đa số đồng hồ tự động hiện nay có thể xoay được cả 2 chiều. Khi lên năng lượng cho đồng hồ, bạn nên lắc nhẹ nhàng khoảng 30 cái là đủ. Nhớ đừng lắc mạnh tay quá nhé.
Đối với đồng hồ cơ tự động: Khi lên năng lượng, bạn nên lên dây cót trước tiên. Điều này giúp đồng hồ cập nhật giờ lẫn năng lượng nhanh chóng, bộ máy hoạt động thuận chiều. Sau đó mới chuyển động tay thêm để đồng hồ có năng lượng, hoạt động ổn định mỗi ngày mà không cần lên dây cót.
Do nhiệt độ
Nhiệt độ tốt nhất để đồng hồ cơ hoạt động là từ 5 độ C đến 40 độ C. Vượt quá nhiệt độ hay nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến đồng hồ chạy thiếu chính xác.
Bị khô dầu trong máy
Lớp dầu bôi trơn trong máy bị khô sẽ khiến đồng hồ chạy chậm hoặc ngừng hoạt động dẫn đến tình trạng đồng hồ cơ bị đứng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nên cho đồng hồ bảo hành lau dầu định kỳ 3 năm/lần.
Cách khắc phục
Nếu đồng hồ chạy khá yếu, chậm hơn giờ chuẩn, hãy mang đồng hồ ra tiệm sửa để thợ kiểm tra, lau dầu và sửa đồng hồ cơ của bạn.
Bạn cũng cần nắm cách nạp năng lượng đồng hồ cơ đúng yêu cầu, đảm bảo đồng hồ có đủ năng lượng hoạt động đồng hồ cơ bị nhiễm từ.
Nếu bạn thấy chiếc đồng hồ của bạn hoạt động chậm không đều, bất ổn nghĩa là đồng hồ bạn đang bị nhiễm từ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự ảnh hưởng của từ trường từ các vật dụng điện tử khi cho đồng hồ tiếp xúc trực tiếp hoặc thời gian dài dẫn đến các bộ phận bằng thép của đồng hồ bị nhiễm từ tính.
Từ đó những bộ phận đấy có xu hướng hút hoặc đẩy lẫn nhau làm đồng hồ chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn. Cũng có thể ngừng hoạt động nếu nhiễm từ nặng. Vì vậy, việc cần làm là khử từ. Bạn nên đi khử từ và căn chỉnh điện tử cho độ sai số nằm khoảng cho phép tại các cửa tiệm sửa đồng hồ cơ có uy tín.
5. Đồng hồ cơ đứt cót và kẹt cót
Dây cót là sợi dây sinh mệnh của bộ máy đồng hồ. Nhờ sự duỗi, xoắn của dây mà năng lượng được tạo ra, phục vụ quy trình vận hành của cỗ máy. Tuy nhiên, thực tế xảy ra dây cót có thể bị đứt hoặc bị rối dẫn đến tình trạng đứt cót kẹt cót và ngừng hoạt động của bộ máy.
Nguyên nhân
Đồng hồ bị rơi vỡ hay va chạm bởi lực rất mạnh
Bị đặt cạnh các thiết bị điện tử như máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng,… Những thiết bị có điện từ sẽ làm đồng hồ chạy nhanh chậm thất thường do dây tóc bị nhiễm từ, xoắn lại. Nghiêm trọng hơn là bị đứt và đồng hồ ngừng hoạt động.
Khi vặn núm để tích năng lượng cho dây cót, bạn năm núm quá tay trong khi đồng hồ của bạn không được trang bị hệ thống xả cót. Vì vậy, đồng hồ cơ dễ bị đứt cót, dẫn đến đồng hồ cơ bị đứng.
Cách khắc phục
Cách tốt nhất là đưa đồng hồ đến cơ sở sửa chữa uy tín. Các chuyên gia đồng hồ sẽ tháo máy, kiểm tra dây tóc và các bộ phận giúp bạn.
Nếu dây bị xô lệch, kẹt cót thì chỉ cần nắn chỉnh lại. Còn nếu bị đứt cót thì phải thay dây mới cho đồng hồ.
Với một số kiến thức này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về các lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ cơ. Nếu cỗ máy đếm yêu quý của mình gặp phải một trong những vấn đề này, bạn có thể mang tới trung tâm bảo hành của Galle Watch. Chi phí rẻ cùng với sự chất lượng chính là điều bạn sẽ nhận được. Dù bất kể chiếc đồng hồ của bạn thuộc thương hiệu nào, là đồng hồ Ernest Borel hay đồng hồ Mido, bạn đều sẽ được xử lý nhanh gọn và hiệu quả các vấn đề mình gặp phải.
Trên đây là những lỗi thường gặp ở đồng hồ cơ. Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn nắm được những lỗi thường gặp và cách chữa cho chiếc đồng hồ cơ của mình, nhất là khi đồng hồ cơ bị đứng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết