Đồng hồ cơ không phải thay pin nhưng một trong những điều bạn cần lưu ý đó là thay dầu. Vậy bao lâu nên lau dầu và bảo dưỡng đồng hồ cơ để đảm bảo chất lượng cũng như hoạt động của bộ máy bên trong.
Sau thời gian sử dụng, đồng hồ cơ nên được bảo dưỡng
1. Tại sao nên lau dầu cho đồng hồ cơ?
Theo ước tính, tuổi thọ của các loại dầu dùng để bôi trơn đồng hồ hiện nay thường sử dụng là dầu tổng hợp có thời gian sử dụng khoảng 10 năm kể từ lúc sản xuất. Hết thời gian này, dầu bôi trơn có thể sẽ bị khô dần do bốc hơi, khi đó các trục bánh răng, trục linh kiện sẽ ma sát với chân kính cùng các nơi nó tiếp xúc, bị mòn dần và sinh ra bụi kim loại.
Nếu chiếc đồng hồ của bạn quá cũ, đồng hồ bị hấp nước khi chạy sẽ sinh ra mạt kim loại/gỉ hoặc sự lão hóa/khô kiệt dầu sẽ làm tăng ma sắt mài mòn ở vị trí các trục trong máy dần dẫn đến chạy chậm, bị đứng và nhanh hết năng lượng.
Công đoạn lau dầu sẽ giúp bộ máy hoạt động tốt hơn
Nhiều trường hợp bạn làm việc trong môi trường bụi bẩn tác động đến đồng hồ, nếu không lau dầu sẽ khiến các bộ phận bên trong như đầu trục, bánh răng, ma sát sinh ra bụi kim loại khiến đồng hồ chạy chậm và yếu dần.
Lau dầu đồng hồ nhằm mục đích bảo trì bảo dưỡng những chiếc đồng hồ sử dụng đã lâu, cũ kỹ để chúng hoạt động trơn tru chính xác hơn. Và theo đó, câu hỏi được cực kỳ nhiều người hỏi đó là đồng hồ cơ bao lâu lau dầu một lần mới tốt.
2. Bao lâu nên lau dầu đồng hồ cơ?
Trước những tác động của môi trường cũng như tuổi thọ của từng chiếc đồng hồ cơ, bạn nên bảo dưỡng và thực hiện lau dầu để chiếc đồng hồ của mình hoạt động một cách trơn tru nhất. Vậy bao lâu nên lau dầu đồng hồ cơ một lần.
Tùy vào bộ máy của từng chiếc đồng hồ sẽ có thời gian bảo dưỡng khác nhau
Theo khuyến cáo của hãng và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đồng hồ thì thời gian khuyến nghị để lau dầu đồng hồ là:
– Với đồng hồ máy cơ của Nhật Bản, hầu hết hãng khuyến cáo thời gian cần bảo dưỡng là trong khoảng 2 – 3 năm / 1 lần.
– Với đồng hồ máy cơ của Thụy Sỹ:
+ Giá rẻ, tầm trung (dưới 3000 USD): 3 – 4 năm / 1 lần
+ Cao cấp, sang trọng (trên 3000 USD): 4 – 5 năm / 1 lần
+ Đồng hồ công cụ, đồng hồ có cơ chế đặc biệt tối ưu cho bôi trơn: Rolex thường từ 6 – 12 năm, Omega từ 6 – 8 năm cho máy Co-axial, 8 – 10 năm cho máy Master Coaxial…
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý các dấu hiệu của đồng hồ để thực hiện lau dầu đó là:
– Đồng hồ chạy chậm dần
– Đồng hồ hay bị đứng máy (lúc chạy lúc đứng)
– Đồng hồ đã lên dây cót bằng tay (vặn núm) nhưng vẫn không chạy đủ 24 giờ, càng ngày càng chạy được ít thời gian hơn.
– Đồng hồ bị bể kính, hở đáy, vào nước, có hiện tượng gỉ sét, bám bụi thấy được
Khách hàng nên mang đồng hồ đến các địa chỉ uy tín để bảo dưỡng
3. Quy trình lau dầu đồng hồ cơ
Quy trình lau dầu cho đồng hồ cơ gồm nhiều công đoạn khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là tháo dỡ tất cả linh kiện máy, làm sạch linh kiện, chấm dầu vào các linh kiện bị che khuất, lắp ghép máy, chấm dầu vào các linh kiện phía ngoài, tinh chỉnh độ chính xác. Đây mới là “lau dầu” cho đồng hồ cơ.
Khi chấm dầu chỉ thực hiện chấm dầu vào các vị trí trục hoặc linh kiện cần bôi trơn ở phía ngoài. Quá trình này không làm sạch máy và không bôi trơn sâu nên chỉ xem như bảo dưỡng, không dùng cho máy quá cũ, máy bị vào nước, bám bụi bẩn…
Lau dầu và bảo dưỡng đồng hồ cơ rất phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận đến từng chi tiết. Do đó bạn nên tìm đến các địa chỉ sửa chữa đồng hồ uy tín để được tư vấn cũng như chăm sóc chiếc đồng hồ cơ của mình một cách tốt nhất nhé.