Đồng hồ cơ bị chết vặt là hiện tượng rất dễ gặp. Vậy tại sao đồng hồ cơ hay bị chết? Có sửa được không? Có phải tại chất lượng kém nên đồng hồ bị như vậy không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết?
Bộ máy cơ đồng hồ Longines
Nhiều người mua đồng hồ cơ về sử dụng, sau một thời gian ngắn thấy đồng hồ bị chết và nghĩ rằng đó là đồng hồ giả, đơn vị bán hàng không uy tín và nhiều hiểu lầm khác. Tuy nhiên, để biết những nhận định của bạn có đúng hay không thì hãy tìm hiểu một số nguyên nhân khiến đồng hồ cơ hay bị chết sau đây.
Thứ nhất, vì đồng hồ cơ không được lên dây cót mỗi ngày
Việc lên dây cót mỗi ngày là điều kiện quyết định cho đồng hồ cơ hoạt động. Khi lên dây cót, các bánh răng bên trong có năng lượng để dịch chuyển, hoạt động và giúp đồng hồ hoạt động bình thường. Hiện nay, có một số đồng hồ có thể trữ giờ từ 40-80 giờ. Có nghĩa là trong khoảng thời gian đó bạn có thể không cần lên dây cót mà máy vẫn hoạt động. Tuy nhiên, nếu sau 40-80 giờ bạn không lên dây cót, không đeo đồng hồ, không lắc hoặc tạo chuyển động gì đó thì năng lượng bên trong sẽ bị cạn kiệt và dẫn đến đồng hồ cơ bị chết. Như vậy, cho dù bạn mua đồng hồ cơ Thụy Sĩ chất lượng cao, giá thành tốt nhưng không đảm bảo việc máy được lên dây cót thì đồng hồ sẽ bị chết vặt.
Nếu không được lên dây cót đồng hồ cơ sẽ bị chết
Bộ máy Powermatic 80 với thời gian trữ cót lên đến 80 giờ của Tissot
Thứ hai, do chưa đóng núm điều chỉnh
Đối với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay, bạn phải kéo núm điều chỉnh ra để vặn dây cót tạo năng lượng. Lúc này kim giây sẽ ngừng hoạt động và đồng hồ coi như đã “chết tạm thời”. Nếu sau khi vặn dây cót xong, do vô tình bạn quên chưa đóng hoặc đóng chưa kĩ núm điều chỉnh thì đồng hồ cũng chưa hoạt động trở lại được.
Thứ ba, do người dùng sử dụng không đúng cách
Bạn đeo đồng hồ cơ để chơi thể thao, đồng hồ bị va đập mạnh, bạn chỉnh giờ khi đang ở dưới nước…đều là những cách sử dụng sai khiến đồng hồ cơ có thể bị chết.
Thứ tư, nguyên nhân đến từ nhà sản xuất
Đồng hồ cơ có cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn linh kiện nhỏ, siêu nhỏ khác nhau. Có thể trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất đã bị sơ suất ở một khâu nào đó khiến đồng hồ bị chết. Lúc này, bạn cần mang đồng hồ đến trung tâm bảo hành, sửa chữa, không tự ý tháo đồng hồ để sửa nếu không có kinh nghiệm.
2. Cách sửa đồng hồ cơ bị chết trong nháy mắt
Tùy vào từng nguyên nhân tại sao đồng hồ cơ hay bị chết mà áp dụng các phương pháp sửa chữa khác nhau:
– Nếu do chưa lên dây cót thì rất đơn giản, đối với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay thì mỗi ngày bạn vặn từ 10-12 vòng để tạo năng lượng cho máy. Với đồng hồ cơ lên dây cót tự động thì bạn lắc nhẹ đồng hồ hoặc đeo trên tay 8 tiếng mỗi ngày là máy sẽ hoạt động trở lại. Khi hoạt động lại, bạn mới chỉnh giờ theo đúng thời gian hiện tại.
>>> Đừng sửa đồng hồ đeo tay ở Hà Nội khi chưa biết những điều này!
Lên dây cót để tạo năng lượng hoạt động cho đồng hồ cơ
– Nếu do chưa đóng núm điều chỉnh thì kiểm tra kỹ lại xem có bị hở không. Hoặc rút ra một lần nữa và đóng lại.
– Không nên sử dụng đồng hồ cơ để chơi thể thao vận động mạnh như đá bóng, đánh tennis, đánh bóng chày…Không điều chỉnh thời gian khi đang ở dưới nước.
– Nếu nguyên nhân từ nhà sản xuất thì bạn nên mang đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành, không tự ý tháo lắp có thể khiến máy bị hư hỏng hơn.
Mang đồng hồ đến các trung tâm để bảo hành, sửa chữa, không nên tự ý tháo lắp
Tại các TTBH chính hãng sẽ có máy móc chuyên dụng để sửa chữa đồng hồ
Địa chỉ sửa đồng hồ cơ được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay
Tại Hà Nội bạn có thể tham khảo trung tâm bảo hành, sửa chữa đồng hồ tại luxewatch.vn Vincom Bà Triệu, Aeon Mall Long Biên.
Đội ngũ kỹ thuật viên tại luxewatch.vn
TTBH sửa chữa đồng hồ tại luxewatch.vn Vincom Center Bà Triệu
TTBH sửa chữa đồng hồ tại luxewatch.vn Aeon Mall Long Biên
Như vậy là bạn đã được lý giải tại sao đồng hồ cơ hay bị chết và cách khắc phục nhanh chóng rồi. Nếu cần biết thêm thông tin chi tiết về cách sử dụng đồng hồ cơ, sản phẩm nào đáng sở hữu nhất, giá cả như thế nào…thì liên hệ ngay với luxewatch.vn nhé!