1. Check code hay còn gọi là check mã vạch
Là dùng các ap điện thoại quét mã vạch trên tag đồng hồ. Nó sẽ ra thông tin về chiếc đồng hồ đó. Dân mạng đồn nhau rằng, nếu check code ra đúng sản phẩm đang cầm thì đó là hàng chính hãng vì chỉ có chính hãng mới có tính năng đó thôi.
Chời mẹ ơi, hàng fake nó nhái hết rồi, cầm cái tag con DW fake quét ra tất tần tật. Từ lâu nó đã lỗi thời rồi, ko hiểu sao giờ vẫn còn người tin vào mấy cái trò này nhỉ.
Tôi cam đoan với bạn, tất cả đồng hồ, mã code trong video trên toàn là fake. Giờ thì bạn còn nghĩ check code để phân biệt thật giả nữa không!
Tại sao hàng fake lại check được code, check được mã vạch?
Thế này cho dễ hiểu nhé, đồng hồ Daniel Wellington hãng có khoảng 237 mẫu. Mỗi mẫu nó gán cho một dãy số được mã hóa thành những vạch, gọi là mã vạch.
Nghĩa là, bao nhiêu trăm ngàn cái Daniel Wellington chỉ có 237 mã thôi, chỉ có số serial mới là độc nhất cho từng sản phẩm.
Vậy, hàng fake nó chỉ cần copy đủ 237 mã đó mà in lên là xong. Phần mềm tạo và in mã vạch thì quá nhiều, quá dễ tìm.
Giờ thì bạn hiểu vì sao chuyện đưa điện thoại lên quét mã vạch nó vô dụng chưa!
2. Check số serial thì không được
Dưới nắp đồng hồ DW luôn có 1 dòng số bắt đầu bằng 01******. Đó là số serial, chỉ có hãng mới check được thôi, người dùng ko check được, tra Google cũng không có.
Hàng fake giờ cái nào cũng khắc đại một dòng serial sau nắp, vì cũng có check được đâu nên nó khắc bừa cho có rồi in tem giống số serial đó dán vô hộp. Êm xịt.
Bây giờ mà gặp seller bảo đi check serial code để phân biệt thật giả thì một là đứa đó bị hâm, hai là bạn quá gà.
3. Cái mã số B34R3 trên nắp đồng hồ Daniel Wellington là cái gi?
Dưới nắp đồng hồ DW nào cũng có cái mã này, chẳng hạn: O40R1, B40R5, B36R8, B38S7, C40S5.
Tôi đã chat với hãng về cái mã này, họ cho biết đó là mã dùng để quản lý sản phẩm. Chỉ có hãng mới có dữ liệu tra cứu các mã này. Nó không phải số serial, không phải mã sản phẩm.
Tuy nhiên, theo suy đoán của tôi, mã này có 4 phần:
– Ký tự đầu tiên: Theo kinh nghiệm của tôi là gồm O, B, C. Chả biết để làm gì.
– 2 chữ số tiếp theo: Là size đồng hồ
– Ký tự thứ 4: Gồm S, R, cũng chả biết để làm gì
– Ký tự cuối cùng: Thường là từ số 1 đến 5. Cũng chả biết để làm gì
Nói chung là cái mã này chả ích lợi gì cho bạn.
4. Muốn Check Hàng, Hãy Dùng Cách Khác
Đây là cách check đồng hồ DW thật giả mới nhất, chuẩn nhất và luôn cập nhật thường xuyên biến đổi thị trường. Hãy xem và áp dụng.
Cách phân biệt DW thật giả mới nhất