Cấu tạo đồng hồ lên dây cót

cấu tạo đồng hồ lên dây cót

Có thể bạn chưa biết, đồng hồ lên dây cót chính là đồng hồ cơ – Loại đồng hồ được lắp ráp từ các chi tiết thuần cơ khí, năng lượng hoạt động hoàn toàn tồn tại dưới dạng cơ năng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về đồng hồ lên dây cót.

1. Tìm hiểu về đồng hồ lên dây cót

Những điều bạn cần biết về đồng hồ lên dây cót

Đồng hồ lên dây cót là gì?

Đồng hồ dây cót hay còn thường được gọi là đồng hồ cơ, chính là loại đồng hồ sử dụng nguồn năng lượng sinh ra từ dây cót để hoạt động. Nguồn năng lượng này không tồn tại vĩnh cửu mà cần phải nạp thường xuyên thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Đặc điểm

Có hai loại đồng hồ lên dây cót là lên dây cót bằng tay và lên dây cót tự động. Đối với đồng hồ lên dây cót bằng tay, người dùng phải vặn cót để nạp năng lượng cho đồng hồ. Còn đồng hồ lên dây cót tự động sẽ tự lên dây cót khi bạn cử động cánh tay, loại này phù hợp cho những người thường xuyên vận động.

2. Cơ chế hoạt động của đồng hồ lên dây cót

Cơ chế hoạt động của đồng hồ lên dây cót

Máy lên dây cót đồng hồ

  • Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc sinh ra từ chuyển động của roto trên đồng hồ tự động.

  • Dây cót làm từ dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, bền bỉ và được cuộn lại. Sau khi được cuộn chặt, dây cót sẽ dần bung ra, trở lại trạng thái ban đầu. Chính lực này kéo các bánh răng chuyển động.

  • Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

  • Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.

Cấu tạo đồng hồ lên dây cót

Cấu tạo đồng hồ lên dây cót

Một chiếc đồng hồ lên dây cót có cấu tạo vô cùng phức tạp. Những bộ phận quan trọng nhất, trong thể thiếu được của những cỗ máy đếm này bao gồm:

  • Núm chỉnh giờ: Núm chỉnh giờ là vòng phía bên cạnh của đồng hồ, sử dụng để điều chỉnh thời gian. Nó cũng có thể xoay để lên dây cho đồng hồ chạy giống với đồng hồ lên cót tay.

  • Rotor: Rotor là một miếng kim loại hình bán nguyệt, gắn liền với bộ máy vận hành tại trung tâm và có thể xoay tự do 360 độ khi cổ tay di chuyển. Rotor được kết nối với dây cót bằng một loạt bánh răng và khi nó chuyển động, nó sẽ cuộn dây cót, tạo nên năng lượng cho chiếc đồng hồ. Rotor được trang bị một bộ ly hợp có tác dụng làm rotor rời ra ngay khi dây cót đã được cuộn đủ.

  • Dây cót: Dây cót là nguồn năng lượng của bộ máy vận hành. Năng lượng động học từ việc lên cót của núm chỉnh giờ được chuyển tới dây tóc cuộn lõi xoắn, lưu trữ năng lượng bằng cách cuộn chặt hơn.

  • Chuỗi bánh răng: Truyền năng lượng lưu trữ từ dây tóc tới bộ thoát qua hàng loạt bánh răng nhỏ.

  • Bộ thoát: Bộ thoát hoạt động giống như bộ phanh, lấy năng lượng truyền từ dây tóc qua những bánh răng và đẩy nó tới những bộ phận khác

  • Bánh xe cân bằng: Đây được coi như trái tim của bộ máy, nhận năng lượng từ bộ thoát. Bánh xe cân bằng đập, hoặc dao động trong một chuyển động vòng tròn khoảng 5 đến 10 lần mỗi giây. Người thợ chế tác có thể làm cho bánh xe cân bằng dao động nhanh hoặc chậm hơn, sẽ khiến cho chiếc đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm hơn.

  • Tàu bánh răng điều khiển mặt số: Hàng loạt bánh răng truyền tải mức năng lượng đều nhau từ bánh xe cân bằng tới các kim đồng hồ, khiến chúng di chuyển.

  • Chân kính: Những viên đá ruby được đặt ở các điểm có độ ma sát cao, ví dụ như ở trung tâm của một bánh răng chuyển động liên tục. Được sử dụng làm vòng bi để giảm ma sát và mài mòn kim loại, chúng cải thiện hiệu suất và độ chính xác của cỗ máy vận hành. Những viên ruby được sử dụng làm chân kính bởi chúng có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và cực kì cứng.

3. Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ lên dây cót

Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ lên dây cót

Hướng dẫn cách chỉnh đồng hồ

Chỉnh giờ đồng hồ cơ 2 – 3 kim, không có lịch

  • Bước 1: Bạn kéo núm đồng hồ ra 1 nấc

  • Bước 2: Bạn xoay núm đồng hồ điều chỉnh giờ và phút đúng như giờ hiện tại

  • Bước 3: Bạn đóng lại núm lại vị trí ban đầu.

Chỉnh giờ đồng hồ cơ 2 – 3 kim, lịch ngày – thứ

Đối với việc chỉnh giờ trước cũng tương tự với việc chỉnh giờ với đồng hồ cơ 2-3 kim nhưng không có lịch, chỉ có điều bước đầu tiên là bạn phải kéo nấc đồng hồ ra 2 nấc.

Đối với việc chỉnh thứ và ngày, bạn tiến hành theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Bạn kéo núm đồng hồ ra 1 nấc

  • Bước 2: Bạn vặn núm đồng hồ đến ngày cần chỉnh. Nếu đồng hồ của bạn có lịch thứ thì bạn phải vặn ngược chiều kim đồng hồ đến thứ tương ứng.

  • Bước 3: Bạn đóng núm lại ở vị trí ban đầu

Chú ý: Các tháng 2,4,6,9,11 không đủ 31 ngày nhưng đồng hồ vẫn đủ 31 ngày dẫn đến hiện tượng sai lịch. Do vậy vào những tháng này bạn phải tự tay chỉnh lịch.

Chỉnh giờ đồng hồ cơ 6 kim Chronograph

Đặc điểm của đồng hồ 6 kim Chronograph với các đồng hồ khác đó chính là có 3 nút điều chỉnh. Nút ở giữa là núm của đồng hồ để để điều chỉnh thời gian, còn 2 núm còn lại thể hiện chức năng bấm giờ của đồng hồ. Do đó cách chỉnh đồng hồ 6 kim 3 nút được thực hiện như sau: Để chỉnh thời gian bạn phải sử dụng núm giữa. Cách chỉnh thời gian khi đó như cách chỉnh đồng hồ giờ đồng hồ cơ 2-3 kim có ngày thứ ở trên. Đó là nấc 1 chỉnh ngày và nấc 2 sẽ chỉnh giờ phút.

Hướng dẫn cách lên cót

Cách lên dây cót đồng hồ cơ tùy thuộc vào xem đồng hồ có chức năng lên cót tay hay không?

Với đồng hồ lên dây cót bằng tay (đồng hồ có chức năng Hand Winding):

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tháo chiếc đồng hồ ra khỏi tay và đặt ở một vị trí cố định.

  • Bước 2: Kiểm tra núm, núm đồng hồ phải đóng, nếu núm đồng hồ đang mở thì phải ấn hoặc vặn về vị trí ban đầu.

  • Bước 3: Tiếp theo, giữ nguyên vị trí núm và vặn núm theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ, nhìn theo mặt số thì chiều đó là chiều hướng lên góc 12h). Khi vặn cót, bạn nên vặn nhẹ nhàng để cót không bị căng cứng bất ngờ. Xoay núm cho đến khi cảm thấy chặt tay hoặc nghe tiếng rẹt rẹt thì dừng lại, nếu không sẽ gây căng cót và đứt cót.

Số vòng tùy theo khả năng trữ cót của máy và số năng lượng hiện có trước đó của máy. Với đồng hồ chưa bị đứng thường là 15-20 vòng, với đồng hồ bị đứng hoàn toàn thường là 36-40 vòng hoặc khi nào thấy căng tay thì bắt buộc phải dừng lại. Lúc này đồng hồ đã đầy cót, vặn thêm dây cót sẽ bị đứt.

Với đồng hồ cơ lộ máy lên dây cót, người dùng có thể nhìn thấy vòng lò xo bên trong thì bạn vặn đến khi thấy các vòng lò xo đã đầy, xếp chặt khít với nhau thì dừng. Một số đồng hồ cơ hiện nay có cơ chế xả cót, nếu vô tình vặn quá thì cũng không vấn đề gì cả.

Đối với đồng hồ Automatic: (Đồng hồ không có chức năng lên cót tay)

Đối với đồng hồ Automatic không lên cót bằng tay bạn cần đeo một khoảng thời gian nhất định để đồng hồ duy trì hoạt động (thường là 8 tiếng/ngày). Khi một chiếc đồng hồ Automatic ngừng chạy, bạn có thể lắc nhẹ 20 – 40 lần trước khi đeo để đồng hồ tiếp tục hoạt động.

4. Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ lên dây cót

Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ lên dây cót

Đồng hồ cơ bị đứt dây cót

Nếu dây cót bị đứt, đồng hồ sẽ không được cung cấp năng lượng, từ đó dẫn đến việc ngừng hoạt động. Tình trạng dây cót bị đứt có thể đến từ những nguyên nhân sau:

  • Đồng hồ chịu va chạm mạnh, đồng hồ bị rơi vỡ.

  • Đồng hồ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như tủ lạnh, lò vi sóng, ti vi,… sẽ khiến cho đồng hồ bị nhiễm từ, từ đó gây ra xoắn hoặc đứt dây tóc.

  • Khi bạn tiến hành lên dây cót cho đồng hồ, nếu vặn dây cót quá nhiều vòng sẽ khiến dây cót bị căng gây đứt dây cót.

  • Lên dây cót khi không tháo đồng hồ ra khỏi tay cũng làm đứt dây cót do lực tác động từ tay có thể làm trục núm vặn bị lệch.

  • Dây cót cũng có thể bị đứt nếu bạn dùng đồng hồ một thời gian dài nhưng không bảo dưỡng cẩn thận.

Cách khắc phục

Trong trường hợp đồng hồ của bạn bị đứt dây cót thì cách tốt nhất chính là mang đồng hồ đến trung tâm bảo hành hoặc một cơ sở sửa chữa có uy tín để tiến hành sửa chữa. Các chuyên gia sẽ giúp bạn tháo máy và kiểm tra đồng hồ. Nếu dây cót bị xoắn, chuyên gia đồng hồ sẽ điều chỉnh lại để dây cót hoạt động bình thường. Nếu như dây cót bị đứt, bạn buộc phải thay mới dây cót cho chiếc đồng hồ của mình.

Sử dụng hộp lên dây cót đồng hồ để bảo vệ đồng hồ

Sử dụng hộp lên dây cót đồng hồ để bảo vệ đồng hồ

Cũng giống như những chiếc hộp đồng hồ thông thường, hộp lên dây cót đồng hồ giúp bảo vệ các loại máy cơ tránh khỏi bụi bẩn, ma sát hay những va đập không mong muốn cũng như độ ẩm từ môi trường bên ngoài. Chúng được sản xuất từ các loại vải nhung và thân gỗ, cao cấp, hộp quay đồng hồ cơ đảm bảo hình thức của các loại đồng hồ không bị xước, hỏng là mất đi vẻ đẹp cũng như độ bền của đồng hồ.

Chu kỳ nạp – xả năng lượng tự động, giúp hộp đồng hồ xoay luôn chạy kể cả khi bạn đang ngủ. Với chế độ nạp cót, hộp giúp đồng hồ luôn tràn đầy năng lượng. Tránh hiện tượng sai số, chạy lệch giờ, bạn sẽ không còn mất thời gian lấy lại giờ khi không sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, hộp xoay giúp chống nhiễm từ cho các thiết bị của đồng hồ, giúp các chi tiết chạy chính xác hơn. Có thể sử dụng được ngay cả khi không có điện thông qua các khối Pin. Hộp lên dây cót giúp bảo vệ đồng hồ tốt hơn, đặc biệt thời gian về đêm, bảo vệ hình thức đồng hồ luôn như mới.

Ngoài ra phụ kiện này cũng giúp bạn sắp xếp đồng hồ ngăn nắp và khoa học. Những chiếc hộp nhỏ có thể giúp bạn bảo quản đồng hồ ngay cả khi bạn đi công tác xa hay đi du lịch lâu ngày. Những chiếc hộp lên dây cót cũng có thể trở thành một vật để trang trí, một món quà để bạn dành tặng người thân, bạn bè .

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần biết về một chiếc đồng hồ lên dây cót. Nếu bạn muốn sắm cho mình những chiếc đồng hồ chất lượng nhất thì đừng ngần ngại đến ngay các cửa hàng của Galle Watch trên toàn quốc hoặc truy cập vào luxewatch.vn. Là nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu danh tiếng như đồng hồ Alpina, đồng hồ Ernest Borel,… cùng hơn 17 năm kinh nghiệm chắc chắc chắn bạn sẽ hài lòng với những gì mà chúng tôi mang đến. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *