Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm nhận dạng đồng hồ Chronograph là gì?
- 2. Thông thường, một chiếc Chronograph thường có 3 mặt số phụ đặc trưng:
- 3. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ chronograph
- 4.Không nhiều người biết Chronograph được khai sinh từ 200 năm trước
- 5.Chronograph và nhiều hơn thế nữa
Trong thế giới đồng hồ, những chiếc Chronograph “chất”, đa chức năng luôn thu hút mạnh mẽ ánh mắt đầu tiên của phái mạnh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Chronogaph là gì, nó hoạt động ra sao, thậm chí có nhiều người đeo mà chưa bao giờ sử dụng đến. Còn bạn, liệu bạn đã thực sự hiểu Chronograph là gì và chức năng Chronograhp là gì chưa?
1. Đặc điểm nhận dạng đồng hồ Chronograph là gì?
Chronograph bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mang nghĩa “máy ghi thời gian”. Chronograph chính xác là chức năng bấm giờ.
Một số thắc mắc khác liên quan đến Chronograph:
Đồng hồ Chronograph là gì: Đồng hồ có tích hợp chức năng bấm giờ.Đồng hồ quartz chronograph là gì: Đồng hồ quartz (đồng hồ thạch anh) có chức năng bấm giờ.Đồng hồ automatic chronograph là gì: Đồng hồ cơ lên dây cót tự động có chức năng bấm giờ.
Nhận dạng đồng hồ Chronograph: một điều tất yếu, chúng có cấu tạo mặt số phức tạp hơn đồng hồ chỉ có chức năng xem giờ thông thường. Thang đo Chronograph thường được biểu thị bằng các mặt số phụ (2 vòng tròn nhỏ) trên mặt số.
Ví dụ: Quan sát cấu tạo của chiếc Orient FTV02003D0 dưới đây:
Bên phải vỏ đồng hồ có 3 chiếc núm: 1 núm ở trung tâm và 2 nút bấm ở bên cạnh. Trong đó, chiếc núm ở vị trí trung tâm dùng để chỉnh ngày, giờ, không dùng cho chức năng Chronograph.
Nút bấm ở vị trí 2 giờ: có chức năng lần lượt: start/stop – khởi động và dừng chức năng Chronograph.Nút bấm ở vị trí 4 giờ: reset – cài đặt kim giây Chronograph về vị trí ban đầu (12 giờ)
2. Thông thường, một chiếc Chronograph thường có 3 mặt số phụ đặc trưng:
Mặt số phụ 24 giờ: giúp người xem phân biệt ngày hay đêm.
Mặt số phụ 60 giây: hiển thị thời gian trôi quan theo giây thay cho chức năng của kim giây trung tâm ở những chiếc đồng hồ thông thường. Với chiếc Orient Chronograph này, kim giây trung tâm dùng để bấm giờ Chronograph.
Mặt hiển thị phụ 60 phút: hiển thị thang đo Chronograph theo phút.
Orient Chronograph FTV02003D0 hình trên có đơn vị đo nhỏ nhất là 1 giây, thời gian đo tối đa là 60 phút.
Tùy từng thiết kế và độ chính xác của phép đo mà các phiên bản Chronograph có cấu tạo và thông số khác nhau.
Đồng hồ Chronograph mang chung phong cách năng động, khỏe khoắn. Chúng rất hữu dụng để song hành cùng bạn lúc tập luyện, khi tham gia những trận đấu gay cấn hay những hoạt động thể thao ngoài trời.
Nếu như bạn yêu phong cách mạnh mẽ đầy lôi cuốn, Chronograph hoàn toàn sinh ra để dành cho bạn.
3. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ chronograph
Cơ bản, chức năng bấm giờ ở đồng hồ Chronograph không quá khó. Chronograph có lẽ chỉ làm bạn bối rối một chút trong lần đầu thôi.
Xét ví dụ về các bước sử dụng dòng Chronograph 3 mặt số phụ, 3 nút bấm phổ biến nhất hiện nay: Trước khi sử dụng chức năng bấm giờ, bạn cần đảm bảo kim Chronograph đang nằm tại vị trí 12 giờ.
Bước 1: Nhấn nút Start (thường ở vị trí 2 giờ) để bắt đầu.
Bước 2: Nhấn nút Stop (thường ở vị trí 4 giờ) để kết thúc.
Bước 3: Đọc giờ trên các thang đo Chronograph tương ứng.
Bước 4: Đặt lại kim giây Chronograph về vị trí ban đầu bằng cách nhấn nút Reset.
4.Không nhiều người biết Chronograph được khai sinh từ 200 năm trước
Năm 1816, chiếc Chronograph đầu tiên được phát minh bởi Louis Moinet – một họa sĩ, nhà chế tác đồng hồ người Pháp. Ngày đó, nó đơn thuần sử dụng một chiếc bút đánh dấu trên mặt đồng hồ, độ dài cung tròn biểu thị thời gian trôi qua.
Đến năm 1821, theo yêu cầu của vua Louis XVIII, một người thợ khác tên Nicolas Mathieu Rieussec được ủy nhiệm chế tạo chiếc Chronograph thương mại hóa đầu tiên. Rieussec được xem là nhà phát minh Chronograph cho đến khi người ta lật lại lịch sử và khám phá ra chiếc Chronograph bỏ túi đầu tiên của Moinet.
Cận cảnh 3 mặt số phụ Chronograph của cỗ máy đến từ Longines
Đồng hồ Chronograph về sau ngày càng có những bước cải tiến quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất vào thế kỷ XX.
Hiện nay, các hãng đồng hồ trên thế giới đều phát triển và có những bộ sưu tập Chronograph mang phong cách riêng. Người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn với những mức giá cũng đa dạng không kém.
5.Chronograph và nhiều hơn thế nữa
Trước khi đồng hồ bấm giờ điện tử ra đời, đồng hồ Chronograph đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại thời gian của các sự kiện: từ những cuộc đua ngựa, đua xe tới phục vụ ngành hàng không, hải quân, quân đội,…
Các phiên bản Chronograph dùng cho hoạt động lặn biển được thiết kế đặc biệt với độ chống nước và độ chống ăn mòn cao. Chronograph còn đóng góp lớn cho ngành hàng không vũ trụ, điển hình như chiếc Omega Speedmaster lừng lẫy một thời đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang khi cùng các phi hành gia NASA’s Apollo trên mặt trăng thực hiện nhiệm vụ.
Chronograph có thang Tachymeter
Để tích hợp thêm các tính năng cho đồng hồ, một cách hữu dụng và thông minh, người ta sử dụng đến vòng bezel. Từ những năm đầu thế kỷ XX, rất nhiều mẫu Chronograph có vòng bezel với thang đo Tachymeter đã được tung ra. Chức năng này giúp tính toán số đơn vị trên giờ, đặc biệt để dùng trong việc đo tốc độ km/giờ hoặc dặm/giờ.
Bạn cũng có thể tìm thấy một chiếc Chronograph tích hợp thang Pulsometer để đo nhịp tim trong bệnh viện. Thậm chí rất đơn giản, chúng được sử dụng như một công cụ đo thời gian nấu ăn trong nhà bếp.
Những kiến thức cung cấp trong bài viết này có lẽ vẫn còn hạn chế so với lịch sử hơn 200 năm chuyển mình mạnh mẽ của một tính năng tuyệt vời như Chronograph. Ngày nay, khi công nghệ số đang dần chiếm lĩnh thế giới thì những chiếc đồng hồ truyền thống, đồng hồ Chronograph vẫn nguyên vẹn giá trị thời gian và sáng tạo của mình.
“Chronograph là gì?” – Qua bài viết, bạn đã nhận được câu trả lời thỏa đáng rồi chứ? Nếu bạn còn gì thắc mắc về Chronograph hay tất cả những băn khoăn khác về đồng hồ, đừng ngại ngần khi hỏi các chuyên gia đến từ Xwatch nhé!
>>> Bài viết liên quan : Sự khác biệt của Chronograph và Chronometer