Đồng hồ của bạn đang gặp vấn đề gì? Và bạn đang thực sự lo lắng không biết nên xử lý ra sao?
Nếu bạn có sở hữu mẫu đồng hồ cao cấp xa xỉ nhất, thì sau một khoảng thời gian nhất định đồng hồ cũng gặp một số trục trặc. Nhưng bạn xử lý không tốt thì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ không mong muốn.
Vậy bài viết này sẽ đề cập đến các lỗi hay có ở đồng hồ cũng như cách khắc phục. Khám phá ngay cùng Mai Đồng Hồ nào.
1. Phát hiện ra 3 lỗi đồng hồ đeo tay thường gặp nhất
– ĐỒNG HỒ BỊ NHIỄM TỪ
Cách nhận biết về hiện tượng này là đồng hồ chạy nhanh hay chậm so với bình thường. Nếu đồng hồ cơ mức sai số cho phép khoảng ±5s – 15s/ ngày, còn đồng hồ điện tử sai số rất thấp là ±0,25s/ngày.
Hoặc bạn hãy dùng một chiếc la bàn để kiểm tra chiếc đồng hồ của bạn. Hãy đưa đồng hồ lại gần chiếc la bàn, lắc qua lắc lại. Nếu kim của la bàn dao động, chứng tỏ cỗ máy đã bị nhiễm từ trường. Mức độ dao động của kim la bàn càng lớn, đồng hồ nhiễm từ càng nặng. Đồng hồ chạy nhanh bất thường sẽ là dấu hiêu phát hiện đồng hồ bị nhiễm từ.
– ĐỒNG HỒ BỊ VÔ NƯỚC
Dấu hiệu nhận biết: Hiện tượng này bạn nhìn thấy rất rõ, khi mặt kính bên trong của đồng hồ xuất hiện hơi nước đọng trên mặt số, nước rỉ từ nắp lưng, sùi sơn/gỉ sét các bộ phận trong mặt số hoặc từ trong nắp lưng, vỏ…cực kỳ nguy hiểm nếu càng để lâu. Nước vào sẽ làm gỉ các chi tiết máy đồng hồ.
– ĐỒNG HỒ CHẠY SAI NGÀY
Dấu hiệu nhận biết: trường hợp đồng hồ của bạn hết năng lượng hoặc thực hiện việc điều chỉnh đồng hồ sai thao tác, thì sẽ xuất hiện việc đứng lịch khi hết tháng, khoảng 12 giờ trưa đã nhảy sang ngày mới, lịch nhảy nhanh/ chậm so với ngày đúng trong tháng.
Hầu hết các mẫu đồng hồ đều mặc định nhảy 31 ngày/tháng
2. Cách xử lý cho từng lỗi gặp ở đồng hồ
– CÁCH KHỬ TỪ CHO ĐỒNG HỒ
Cách 1: Chuẩn bị một vòng tròn bằng sắt nhỏ không bị nhiễm từ, cho chiếc đồng hồ lướt qua lướt lại từ từ và nhiều lần qua vòng sắt đó. Thực hiện việc này trong vài phút, tự nhiên đồng hồ sẽ nhả hết từ và có thể phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Cách 2: Cần một chiếc quan điện, tháo bộ phận roto (bộ phận quay lắp với cánh quạt). Đưa đồng hồ vào trong stato (bộ phận lõi thép, chứa cột dây bọc xung quanh). Sau đó, bạn cắm điện, rút điện, làm vài lần như vậy và mỗi lần khoảng 1-2 phút.
Chú ý: Cách này chỉ xử lý với trường hợp nhiễm từ nhẹ, nếu đồng hồ bị nặng thì cần có sự can thiệp của các thợ sửa. Nhiễm từ nặng nhất đồng hồ có thể ngừng chạy, bị hỏng toàn bộ.
Căn chỉnh hay khử từ cần được kiểm tra trên máy móc chuyên dụng
– CÁCH XỬ LÝ ĐỒNG HỒ BỊ VÔ NƯỚC
Biện pháp xử lý: Dùng vải bông thấm nước, giấy vệ sinh để lâu sạch nước. Sau khi lâu khô thì cho đồng hồ vào túi, hộp kín hút ẩm. Có tủ hút ẩm thì càng tốt, bạn chỉ việc đặt đồng hồ vào tủ.
Lưu ý: Với những trường hợp đồng hồ bị vô nước nặng thì bạn nên nhanh chóng đem đồng hồ đến trung tâm sửa chữa để tránh bị ảnh hưởng nặng hơn, làm giảm tuổi thọ của đồng hồ
– CÁCH SỬA ĐỒNG HỒ CHẠY SAI NGÀY
Cách chỉnh lịch ngày đúng: Kéo núm điều chỉnh ra 1 nấc, tùy thuộc vào các dạng đồng hồ khác nhau chúng ta có thể vặn lên hoặc vặn xuống tùy ý cho đến ngày hiện tại. Nếu có lịch thứ thì chúng ta chỉ cần vặn lên hoặc vặn xuống để chỉnh cho đúng lịch thứ.
3. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ đeo tay
Cứu sống đồng hồ thì khó nhưng giết chết đồng hồ thì dễ, vì thế hãy sử dụng đồng hồ của bạn thật đúng cách
- Không để đồng hồ tiếp xúc với nước hoặc hơi nước ( trừ đồng hồ chuyên dụng)
- Tuyệt đối không điều chỉnh Lịch vào các khoảng thời gian lịch tự động nhảy
- Tránh xa đồng hồ với đồ điện tử, công nghệ
- Không dùng loạn chức năng, đặc biệt ở các mẫu đồng hồ đa năng.
- Trong lúc đeo đồng hồ không được lên dây cót để điều chỉnh
- ….
Ngoài 3 lỗi trên nếu đồng hồ của bạn còn gặp vấn đề khác, thì hãy liên lạc ngay đến hotline: 0977.501.911 để được chúng tôi tại đây tư vấn miễn phí.