Dịch Vụ Đánh Bóng Đồng Hồ Uy Tín tại Hà Nội & Tp.HCM 2022

đồng hồ bị trầy viền

Đánh bóng đồng hồ là gì? Đánh bóng đồng hồ ở đâu uy tín, đảm bảo. Đồng hồ không bị ảnh hưởng từ tính trong quá trình đánh bóng. Những loại vỏ đồng hồ nào có thể đánh bóng? Các loại dây nào có thể đánh bóng? Cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

Đánh Bóng Vỏ Đồng Hồ Là gì?

Đánh bóng vỏ đồng hồ là việc làm mới lại toàn bộ phần vỏ đồng hồ bị trầy xước / vỏ đồng hồ bị xước viền mà không liên quan tới mặt kính và dây, thường việc đánh bóng riêng phần vỏ đồng hồ sẽ xuất hiện trên các mẫu đồng hồ có mặt kính là sapphire và dây đồng hồ sử dụng dây da. Chắc chắn một điều là bạn luôn muốn chiếc đồng hồ của mình lúc nào cũng sáng bóng. Nhưng bạn không biết xử lý như thế nào khi đồng hồ bị rơi vào tình trạng xước và vết trầy dăm.

Sau khi đánh bóng đồng hồ Audemars Piguet
Sau khi đánh bóng lại đồng hồ Audemars Piguet

Đồng hồ vừa được xem phụ kiện thời trang cao cấp, vừa khẳng định được phong cách con người chủ nhân nó. Vì thế, đồng hồ thường được đeo suốt cả một ngày dài, dẫn đến tình trạng bị va chạm nhiều với đồ vật xung quanh khiến bị xước. Tất cả điều này đều khiến chiếc đồng hồ bị mất thẩm mỹ đi, việc đánh bóng vỏ đồng hồ sẽ giúp làm mới lại mẫu đồng hồ của mình

Sửa đồng hồ bị xước
Đánh bóng đồng hồ bị xước đạt độ mới 90 – 95%

Các Chất Liệu Làm Vỏ Đồng Hồ

Dưới đây là thông tin về 5 chất liệu làm vỏ đồng hồ phổ biến và thường gặp nhất:

Chất liệu đồng hồ Inox

  • Chất liệu Inox là gì?

Inox có thể nhiều bạn biết về chất liệu này. Nó còn được gọi là thép không gỉ được tạo nên bởi các thành phần: Crom(Cr), Niken(Ni), Molipđen(Mo), Nito(N) trong môi trường nhiệt độ cao từ 450 độ C đến 850 độ C để loại bỏ các tạp chất và Cacbon(C), tạo ra các cấu trúc tinh thể khác nhau với tính chất cơ-lý khác nhau.

Và khi xét trong đồng hồ chúng ta thường thấy có hai chất liệu 316L và 904L mà 316L được sử dụng phổ biến hơn hết.

Đồng hồ sử dụng thép không gỉ 316L
Đồng hồ sử dụng thép không gỉ 316L

Tham khảo bài viết: Thép 904L – Thép tiêu chuẩn của Rolex

  • Ưu điềm:

Tính năng của chất liệu này chịu được ăn mòn khá tốt nên có độ bền cao, không han gỉ, không bong tróc.

Một ưu điểm quan trọng, nếu bạn đeo chất liệu này trong 1 vài năm bị những vết xước nhỏ do va chạm thì bạn có thể đánh bóng một dễ dàng nhất.

  • Nhược điểm: Khả năng chống xước ở mức trung bình

Chất liệu đồng hồ Titanium

  • Chất liệu Titanium là gì?

Titanum thì khả năng ít người biết hơn, đây là hợp kim của Titan – kim loại rất nhẹ, màu xám vào có độ bền rất cao.

Đồng hồ Citizen sử dụng chất liệu Titanium
Đồng hồ Citizen sử dụng chất liệu Titanium
  • Ưu điềm: Titanim có trọng lượng vô cùng nhẹ, bền bỉ với thời gian, không kích ứng da, khả năng trầy xước trung bình ( trừ Titanium của Citizen có công nghệ ion hóa bề mặt).
  • Nhược điểm: Tuy nhiên, đồng hồ Titanum cũng không có khả năng chống trầy xước quá tốt mà chỉ dừng lại ở mức độ trung bình.

Chất liệu đồng hồ mạ vàng

  • Chất liệu mạ vàng là gì?

Bạn có thể hiểu là được tạo nên bởi kết hợp hai chất liệu lõi kim loại ( thép không gỉ) và mạ vàng PVD là phủ thêm một lớp PVD vàng để giúp đồ hồ có một lớp vỏ sang trọng và đẹp hơn.

Đồng hồ Versace mạ vàng PVD
Đồng hồ Versace mạ vàng PVD
  • Ưu điểm: Do lớp ngoài mạ vàng nên khả năng chống xước khá tốt vì áp dụng công nghệ lót TiN có độ cứng rất cao có thể sánh ngang với Sapphire.
  • Nhược điểm: Tuy đã được mạ vàng nhưng không phải 100% vỏ đồng hồ đều không bị phai màu hay đen đi.

Chất liệu đồng hồ vàng khối

  • Chất liệu vàng là gì?

Sẽ chẳng mấy ai xa lạ với chất liệu này và nó luôn đại diện cho sự cao cấp. sang trọng. Thường các mẫu đồng hồ hiện nay sử dụng vàng 18k là phổ biến nhất, chất liệu này làm giá đồng hồ tăng một cách đáng kể, và những mẫu đồng hồ này sẽ mang một phong cách sang trọng và quý phái.

Đồng hồ sử dụng chất liệu vàng khối
Đồng hồ sử dụng chất liệu vàng khối
  • Ưu điểm: Vàng là 1 trong những chất liệu chống ăn mòn rất cao và đặc biệt quý giá
  • Nhược điểm: Do tính chất mềm nên rất khả năng chống xước rất là thất chỉ đặt 2,5-5 điểm/10 ( 18k)

Chất liệu đồng hồ thép non

  • Chất liệu thép non là gì?

Đây là loại thép dành cho các mẫu đồng hồ ở phân khúc giá rẻ, có độ mềm tốt, để chế tạo hoa văn với loại thép này là khá dễ, vì thế ta thường thấy xuất hiện ở các mẫu đồng hồ thời trang, hay đồng hồ phân khúc giá cực tốt của Casio chính hãng.

  • Ưu điểm: Đồng hồ làm từ thép non có mẫu mã rất đa dạng, và thiết kế thời trang.
  • Nhược điểm: Chất thép này không có khả năng chống gỉ, vì vậy để đảm bảo cho các mẫu đồng hồ chính hãng của Casio, hãng thường bọc phí ngoài một lớp kim loại chống gỉ và sáng bóng.

Chất Liệu Vỏ Đồng Hồ Nào Có Thể Đánh Bóng?

Bên cạnh các chất liệu chúng tôi đã liệt kê trên, thì còn có một số chất liệu khác như Ceramic (Gốm), Platinum (Bạch kim),… Cùng xem chi tiết về việc đánh bóng vỏ đồng hồ với mỗi chất liệu khác nhau như thế nào nhé.

Đánh bóng vỏ đồng hồ thép không gỉ 316L

Chất liệu phổ biến nhất trong ngành đồng hồ với mức giá phải chăng, bền bỉ, không gỉ… Đây là chất liệu được đánh bóng dễ dàng. Tất cả đồng hồ làm từ chất liệu này đều có thể đánh bóng để làm mới đồng hồ đạt 90 đến 95%.

Đồng hồ Tag Heuer làm từ thép không gỉ 316L
Đồng hồ Tag Heuer làm từ thép không gỉ 316L

Đánh bóng vỏ đồng hồ mạ vàng

Những mẫu đồng hồ mạ PVD, là những mẫu đồng hồ thường được làm từ chất liệu chính là thép không gỉ và mạ thêm một lớp, thường chúng ta sẽ thấy những màu sắc phổ biến trong đồng hồ như vàng hồng, vàng ta, hay đen. Với chất liệu này chúng ta sẽ không thể đánh bóng theo cách thông thường giống như thép không gỉ.

Với loại chất liệu PVD, thường chúng ta sẽ cần một bước nhả mạ, để đưa màu đồng hồ về màu thép. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục quy trình đánh bóng thông thường để đồng hồ như mới.

Lưu ý: Với những mẫu đồng hồ mạ PVD, nếu màu mạ bị bai đi nhiều, khách hàng nên nhả mạ – đánh bóng, bởi chi phí một lần làm mới đồng hồ PVD không hề thấp và sẽ làm mất đi màu mạ. Bên cạnh đó, việc sơn lại đồng hồ đeo tay mạ vàng tại Việt Nam cũng chưa có một đơn vị nào có đủ thiết bị để thực hiện.

Tìm hiểu: Tất tần tật về đồng hồ mạ vàng mà bạn cần biết

Đồng hồ Montblanc sử dụng công nghệ mạ PVD
Đồng hồ Montblanc sử dụng công nghệ mạ PVD

Đánh bóng vỏ đồng hồ Ceramic

Hiếm có một loại vỏ nhẹ, nhưng rất cứng như Ceramic vì gần như chỉ có kim cương làm trầy xước được Ceramic. Với chất liệu Ceramic chúng ta rất ít bị xước, cũng vì điều đó nên gần như không thể đánh bóng được ceramic. Chất liệu ceramic nổi tiếng bởi thương hiệu đồng hồ Rado. Với những phát minh làm cho Vỏ đồng hồ cứng hơn và khó xước hơn.

Tìm hiểu thêm:

Chất liệu Ceramic là gì?

Đồng hồ có vỏ được làm từ chất liệu Ceramic
Đồng hồ có vỏ được làm từ chất liệu Ceramic

Đánh bóng vỏ đồng hồ vàng

Sang trọng có khả năng chống ăn mòn cao đó chính là đặc tính của những chiếc đồng hồ vỏ vàng. Có 3 loại vỏ được làm từ chất liệu vàng mà chúng ta vẫn biết là:

– Mạ vàng (10k, 14k, 18k): Đây là công nghệ mạ vàng được dùng trước đây. Hiện tại rất ít thương hiệu sử dụng công nghệ mạ vàng thật. Bởi chi phí cao và độ bền của Vàng thật so với mạ màu vàng thì không hơn kém gì nhau. thậm chí mạ vàng thật còn nhanh bai màu hơn. Với chất liệu này tính chất vật lí gần giống với mạ màu vàng (PVD) nên anh em có thể tham khảo ở phần trên

– Bọc vàng (10k, 14k, 18k): Cũng là công nghệ được dùng cách đây khá lâu. Nhưng vẫn có một số thương hiệu sử dụng công nghệ này. Với chất liệu này chúng ta hoàn toàn có thể đánh bóng được. Tuy nhiên với lớp bọc vàng cũng không quá dày, chỉ cần sai sót nhỏ là làm mất lớp bọc vàng. Nên chỉ những thợ tay nghề cao mới có thể xử lý đánh bóng được. Anh em nên cân nhắc địa chỉ đánh bóng đồng hồ uy tín để chọn mặt gửi vàng.

– Vàng nguyên khối (10k, 14k, 18k): Thường với các thương hiệu đồng hồ hiện nay sẽ sử dụng vàng đúc sẽ sử dụng chất liệu 18k. Chất liệu thường gắn với các thương hiệu, hoặc các mẫu đồng hồ cao cấp. Với chất liệu này Bệnh Viện Đồng Hồ cũng khuyên bạn chọn mặt gửi vàng. Bởi đồng hồ có giá trị cao sẽ trả giá cực kì đắt nếu phạm một sai lầm nhỏ

Đồng hồ Omega vàng nguyên khối 18k
Đồng hồ Omega vàng nguyên khối 18k

Đánh bóng vỏ đồng hồ Titanium

Với khả năng chống xước rất tốt, trong những chất liệu làm vỏ đồng hồ thì Titanium có khả năng chống xước thuộc top đầu. Những vết xước sau một thời gian sử dụng gần như là không có. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng thì những vết xước bắt đầu xuất hiện.

Nhiều khách hàng gửi đến chúng tôi câu hỏi Có thể đánh bóng được đồng hồ titanium không? Câu trả lời là Có nhưng chi phí rất cao. Khi muốn đánh bóng vỏ Titanium thì bắt buộc phải sử dụng công nghệ cao, kèm với bột đánh bóng mà thành phần chính là bột kim cương. Vì vậy chi phí đánh bóng là rất cao.

Vỏ đồng hồ Omega được làm từ chất liệu titanium
Vỏ đồng hồ Omega được làm từ chất liệu titanium

Đánh bóng vỏ đồng hồ Platinum (Bạch Kim)

Tuy về độ cứng chỉ đạt mức trung bình và còn rất nặng. Nhưng khả năng chống gỉ, chống ăn mòn gần như tuyệt đối. Với chất liệu kim loại quý này, khách hàng vẫn có thể đánh bóng được. Nhưng cần địa chỉ uy tín để đánh bóng. Bởi để giữ lại form, để đạt độ mới cao, và giữ lại chuẩn thớ cho đồng hồ như thớ mờ, thớ bóng thì rất khó.

Đồng hồ Rolex được làm từ chất liệu quý Platinum( bạch kim)
Đồng hồ Rolex được làm từ chất liệu quý Platinum( bạch kim)

Đánh bóng vỏ đồng hồ Tungsten

Có độ cứng cao, khi nhìn qua chúng ta có cảm giác khá giống ceramic nhưng chúng thường có màu đen bóng.

Đánh bóng vỏ đồng hồ Tantalum

Được biết chất liệu này vô cùng bền bỉ, chống ăn mòn với độ cứng cao hơn thép không thép không gỉ.

Đánh Bóng Các Chất Liệu Dây Đồng Hồ

Cũng giống như vỏ đồng hồ, dây đồng hồ cũng được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Và mỗi chất liệu dây cũng có ưu nhược điểm và kỹ thuật đánh bóng khác nhau. Tìm hiểu chi tiết dưới đây anh chị em nhé.

Đánh bóng dây đồng hồ kim loại

Một chất liệu rất phổ biến để làm dây đồng hồ thường được làm chất liệu thép không gỉ 316L (Stainless Steel) với đồng hồ chính hãng tầm trung và cao cấp. Chất liệu thể hiện được vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch và phù hợp với bất kỳ sự kiện quan trọng nào.

Ưu điểm: Bền, khó bị oxy hóa và nếu bạn ra mồ hôi cũng hoàn toàn không vấn đề gì.

Nhược điểm: Nặng và có thể bị xước sau va chạm hoặc sử dụng lâu ngày, gây mất thẩm mỹ. Và trông rất đứng tuổi.

Dây kim loại inox phổ biết với chất liệu 316L
Dây kim loại inox phổ biết với chất liệu 316L

Đánh bóng dây đồng hồ kim loại (316L, 904L) là không hề khó, điểm khó là trong quá trình đánh bóng có thể giữ lại được form dây ban đầu và các thớ mờ và thớ bóng.

Đánh bóng dây đồng hồ mạ PVD

Những chiếc đồng hồ mạ màu PVD là chiếc đồng hồ sử dụng công nghệ mới mạ màu thay vì mạ vàng thật hoặc bọc vàng thật. Áp dụng công nghệ ngày sẽ giúp giảm tương đối chi phí so với việc mạ vàng thật hoặc bọc vàng thật. Giúp đồng hồ trở nên sang trọng hơn mà chi phí hợp lý hơn rất nhiều.

Ưu điểm: đồng hồ mạ vàng PVD bền hơn, có độ bám dính tốt. Đặc biệt với công nghệ tiên tiến thì thân thiện với môi trường. Và độ bền lớp mạ sẽ phụ thuộc vào từng hãng đồng hồ với chất lượng mạ khác nhau và chất lượng chất liệu nền khác nhau. Đối với một mẫu đồng hồ sử dụng chất thép inox đạt chuẩn 316L lớp mạ sẽ được bền màu hơn..

Nhược điểm: Vẫn có khả năng bị bai màu sau một thời gian sử dụng đặc biệt là khi xảy ra tình trạng xước xát

Dây đồng hồ Omega mạ PVD đen
Dây đồng hồ Omega mạ PVD đen

Đánh bóng dây đồng hồ mạ PVD vàng hay đen mà vẫn giữ nguyên được màu mạ là điều không thể. Bởi đây là một lớp mạ rất mỏng chỉ cần lướt qua máy đánh bóng là sẽ lộ ra lớp thép trắng phía sau. Vì vậy khi đồng hồ xước sát quá nhiều thì chúng ta có thể nhả hẳn lớp màu mạ, để chuyển sang những chiếc đồng hồ màu thép. Sau đó sử lý đánh bóng và làm mới chúng.

Đánh bóng dây đồng hồ xi mạ

Dây đồng hồ si là thuật ngữ có lẽ khá lạ lẫm với anh chị em đeo đồng hồ, Chất liệu của dây đồng hồ si là chất liệu thép non thậm chí atimon. Nhương thương hiệu sẽ mạ bên ngoài một lớp thép không gỉ giống như việc mạ pvd vậy, một lớp rất mỏng. Vì vậy nếu lớp mạ này bị xước hay bị bai theo thời gian sẽ để lộ bên trong một lớp thép màu tối hoặc lớp atimon rất xấu.

Ưu điểm: Một chất liệu cho những chiếc đồng hồ giá thấp. Nhược điểm: Dùng nhiều trong sản xuất đồng hồ hàng giả hàng Fake nhiều, theo thời gian sẽ bị oxy hóa. Thông thường, dây đồng hồ si này chỉ được áp dụng cho những chiếc đồng hồ Fake hoặc các hãng đồng hồ ở phân khúc thấp, chúng chỉ đẹp về ban đầu nhưng sau thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa.

Một số mẫu đồng hồ Casio phân khúc rẻ sẽ sử dụng chất thép non
Một số mẫu đồng hồ Casio phân khúc rẻ sẽ sử dụng chất thép non

Đánh bóng dây đồng hồ xi mạ sẽ không thể vì sẽ để lộ ra chất thép bên trong và dễ bị oxi hóa hơn.

Đánh bóng dây đồng hồ Titanium

Ưu điểm: Chất liệu đặc biệt tên gọi Titanium: siêu cứng, siêu nhẹ, chống oxy hóa vào dạng “khủng”. Cứng hơn gấp 5 lần và nhẹ hơn 40% so với chất liệu thép thông thường.

Nhược điểm: Với đặc tính tuyệt vời về độ cứng, thì Titanium chỉ được sử dụng cho những mẫu đồng hồ cao cấp, giá không hề rẻ.

Đồng hồ Steinhart sử dụng chất liệu Titanium
Đồng hồ Steinhart sử dụng chất liệu Titanium

Đánh bóng dây đồng hồ Titanium: Với một chất liệu cứng như Titanium thì gần như việc đánh bóng là bất khả thi. Đánh bóng dây đồng hồ Titanium cần bột đánh bóng kim cương, và những dụng cụ chuyên dụng. Do đó chi phí đánh bóng những chiếc đồng hồ Titanium lên tới hàng triệu đồng.

Đánh bóng dây đồng hồ vàng khối

Việc sử dụng kim loại quý trong đồng hồ đã không còn là hiếm nữa. Rất nhiều thương hiệu cao cấp và trung cấp đều sử dụng chất liệu vàng này trong những chiếc đồng hồ của mình.

Ưu điểm: Là chất liệu sang trọng và tăng rất nhiều giá trị cho đồng hồ cũng như người đeo

Nhược điểm: Chi phí cao hơn, những chiếc đồng hồ vàng khối thường có giá trên 5000$ và có những chiếc lên đến cả trăm nghìn đô la.

Đánh bóng dây đồng hồ vàng khối không khó, tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng việc đánh bóng này. bởi sẽ làm hao mòn đồng hồ. Chỉ khi xước nặng hoặc xước xát quá nhiều thì chúng ta mới nên đánh bóng.

Đánh bóng dây da đồng hồ

Có thể nói tất cả các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều có các dây da. Đây cũng là chất liệu đắt giá, thường được trang bị cho những dòng sản phẩm cao cấp.

Ưu điểm: Chất liệu là từ da tự nhiên (da bê, bò, cá sấu..) luôn toát lên được sức trẻ, năng động nhưng không mất đi sự sang trọng. Công nhận loại chất liệu này rất được giới chơi đồng hồ thích, tính ứng dụng cũng cao nhất mà khả năng biến hóa đồng hồ theo nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với mọi tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách…

Nhược điểm: Ưu điểm càng nhiều thì nhược điểm cũng không ít cho chất liệu da này. Chắc chắn độ bền sẽ rất thấp, bị ngấm nước, ảnh hưởng của nhiệt độ.. một thời gian sử dụng, có thể gây mùi khó chịu, da bị mủn, bong tróc,… Và một số loại dây khác: Dây vải, dây nhựa, cao su, nato…

Với dây da đồng hồ tốt nhất là việc vệ sinh thường xuyên sẽ làm dây đồng hồ trở nên mới và bền hơn

Dây đồng hồ được làm từ chất liệu da bò

Những Lưu Ý Để Đồng Hồ Không Bị Trầy Xước

  • Luôn đeo đồng hồ ở tay không thuận, việc đeo đồng hồ ở tay thuận sẽ làm xác suất đồng hồ bị va chạm nhiều hơn
  • Khi không đeo đồng hồ tốt nhất bạn nên đặt nghiêng đồng hồ, tránh việc tiếp xúc giữa vỏ và dây đồng hồ.
  • Khi tháo khỏi tay, đồng hồ nên đặt trên một mặt phẳng và đặt trên tấm vải mềm, và tốt nhất hãy sắm một hộp đựng đồng hồ vừa có tác dụng trang trí và vừa bảo vệ đồng hồ tối đa.
Đeo đồng hồ trên tay không thuận để tránh nhiều vết xước nhất có thể
Đeo đồng hồ trên tay không thuận để tránh nhiều vết xước nhất có thể

Đánh Bóng Đồng Hồ Có Phức Tạp Không?

Thực ra việc đánh bóng vỏ đồng hồ không phức tạp nhưng nó lại đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ tránh không mất logo, series của các mẫu đồng hồ đặc biệt là các thương hiệu luxury.

Vỏ đồng hồ trước và sau khi đánh bóng

Sau đây là một số bước quan trọng khi làm đánh bóng đồng hồ tại Bệnh Viện Đồng Hồ cho bạn dễ hình dung.

  • Vệ sinh dây vỏ trước mở máy bằng máy hút bụi chuyên dụng
  • Tháo máy khỏi vỏ tránh đảm bảo không ảnh hưởng đến bộ phận chuyển động trong quá trình đánh bóng
  • Đánh bóng mờ và đánh bóng sáng từng phần bằng dụng cụ chuyên dụng
  • Đo khả năng chống nước trong tình trạng không máy bằng dụng cụ nén áp suất từ Đức
  • Lắp máy và kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng máy đo tần số, và cơ cấu chuyển động cơ học như chuyển động của tay.

Có nên đánh bóng đồng hồ đeo tay tại nhà bằng kem đánh răng?

Không chỉ còn là lời đồn, truyền tai nhau trong giới đồng hồ rằng có thể đánh bóng đồng hồ, đánh bóng kính đồng hồ bằng kem đánh răng, mà đã có rất nhiều bài viết nói về vấn đề này. Vậy thực hư như thế nào?

_ Với đồng hồ dùng kính nhựa, có lẽ bạn phải bỏ ra vài giờ ngồi trà và lau mỏi nhừ tay thì cũng mới sáng bóng lên một chút.

_ Còn đánh bóng kim loại, kính thủy tinh, kính cứng thì vô ích, cùng lắm bạn chỉ dùng cách này cho kính nhựa và đồng hồ vỏ nhựa mà thôi.

_ Còn kính Sapphire? … thì chịu. Đây là loại kính siêu cứng thì chỉ có nước dùng bột kim cương đắt tiền để đánh bóng mà còn phải có máy đánh bóng hỗ trợ nữa.

Tóm lại, kem đánh răng chỉ hỗ trợ cho bạn vệ sinh chiếc đồng hồ thôi, còn đánh bóng thì nên đến cửa hàng.

Việc đánh bóng bằng kem đánh răng có tác dụng đối với kính mica
Việc đánh bóng bằng kem đánh răng có tác dụng đối với kính mica

Đánh Bóng Đồng Hồ và Phớt Bóng Đồng Hồ khác gì nhau?

Chắc chắn nhiều anh em sẽ còn phân vân là đánh bóng và phớt bóng khác nhau như thế nào.

Đánh bóng đồng hồ là một quy trình làm mới đồng hồ -> đưa đồng hồ về trạng thái ban đầu giống như khi đồng hồ xuất xưởng từ nhà sản xuất. Thường độ mới có thể đạt 95% nếu như với những người thợ có tay nghề cao. Thường quy trình này mất thời gian từ 3 đến 5 ngày tùy độ khó vân thớ, chất liệu vỏ đồng hồ.

Phớt bóng đồng hồ là một quy trình đơn giản hơn, chỉ làm mờ đi vết xước chứ không thể hết được. Đồng hồ được phớt bóng chỉ cần làm trong 20 đến 30 phút là có thể xử lý xong.

Như thế nào được coi là một người thợ đánh bóng với tay nghề cao

  • Đồng hồ trước đánh bóng và sau đánh bóng cần giữ được nguyên form

Chúng ta thường không để ý đến phần này, nhưng form đồng hồ là một điều đặc biệt quan trọng tạo ra vẻ đẹp cho mẫu đồng hồ. Để đánh bóng một chiếc đồng hồ không khó nhưng làm thế nào để giữ được form của một chiếc đồng hồ thì điều không phải dễ dàng.

  • Đồng hồ cần được tư vấn chính xác khả năng đánh bóng có được như mới hay không phụ thuộc vào độ xước sâu của đồng hồ

Có những mẫu đồng hồ xước sâu thì không chỉ đánh bóng là chúng ta có thể làm mới lại đồng hồ, chúng ta còn cần phải bù chất liệu như vỏ thép, hay vỏ vàng sau đó làm mới lại đồng hồ nguyên vẹn.

  • Các vân bóng, thớ mờ cần được đảm bảo giống như đồng hồ khi xuất xưởng (thường vấn đề này làm hoàn toàn thủ công)

Đồng hồ sau khi đánh bóng cần đảm bảo giữ nguyên vẹn thớ mờ và thớ bóng như khi đồng hồ xuất xưởng. Việc đánh bóng đồng hồ luôn dễ dàng hơn đánh thớ mờ chải tia. Đặc biệt là những thớ mờ chải tia tròn, thớ mờ chải tia đồng tâm.

  • Đồng hồ vẫn phải đảm bảo chống nước hoàn hảo theo tiêu chuẩn hãng

Đánh bóng đồng hồ cần tháo ra đánh dây riêng, vỏ riêng, mặt kính riêng, vì vậy sau khi lắp ráp lại đồng hồ, thì đồng hồ vẫn cần đảm bảo chống nước theo đúng tiêu chuẩn chống nước đồng hồ của hãng đã đề ra.

Tìm địa chỉ uy tín để đánh bóng xước đồng hồ đeo tay

Phải nhắc đến địa chỉ đầu tiên là trung tâm bảo hành chính hãng. Nhưng có nhược điểm là các trung tâm này thường rất ít, chỉ tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội, tp.HCM. Chi phí cũng không hề rẻ.

Nếu bạn không có điều kiện đến trung tâm chính hãng của thương hiệu đó thì nên lựa chọn mình địa chỉ sửa chữa và bảo dưỡng đồng hồ ở ngoài nhưng phải đảm bảo được chất lượng cả dịch vụ và thợ.

Bệnh Viện Đồng Hồ với 17 năm kinh nghiệm, cùng với gói cam kết bảo hành chống nước lên đến 6 tháng. Ngoài ra.

_ Kiểm tra độ chống nước bằng máy chuyên dụng.

_ Kiểm tra độ chính xác nghiêm ngặt sau đánh bóng

_ Giữ nguyên vẹn logo, số series cho đồng hồ Luxury

Tham khảo quy trình đánh bóng đồng hồ tại Bệnh Viện Đồng Hồ

Tại các địa chỉ lâu năm, có thương hiệu về sửa chữa thì sẽ áp dụng quy trình sửa chữa, đánh bóng vết xước đồng hồ theo đúng tiêu chuẩn Thụy Sĩ. Vì thế ngoài được đảm bảo chất lượng, bạn sẽ được cam kết về bảo hành.

Và việc đánh bóng thép không gỉ đồng hồ, đánh bóng đồng hồ Titanium, đánh bóng đồng hồ vàng và đánh bóng đồng hồ mạ vàng đều phải theo quy trình dưới đây nhé:

Bước 1: Mang đồng hồ sẽ được nhận viên tiếp nhận và tư vấn chi tiết các vấn đề phải, chất lượng vỏ đồng hồ đánh bóng được hay không.

Bước 2: Đồng hồ phải được vệ sinh dây vỏ trước mở máy bằng máy hút bụi chuyên dụng tránh rơi vào bên trong động cơ.

Bước 3: Tháo máy khỏi vỏ tránh đảm bảo không ảnh hưởng đến bộ phận chuyển động trong quá trình đánh bóng

Bước 4: Đánh bóng mờ và đánh bóng sáng từng phần bằng dụng cụ chuyên dụng (máy đánh bóng đồng hồ, khăn đánh bóng đồng hồ,…)

Bước 5: Đo khả năng chống nước trong tình trạng không máy bằng dụng cụ nén áp suất từ Đức, bước này rất quan trọng, bạn phải chắc chắn chỉ số chống nước trước và sau bằng nhau

Bước 6: Lắp máy và kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng máy đo tần số, và cơ cấu chuyển động cơ học như chuyển động của tay

Bước 7: Kiểm tra thẩm mỹ đồng hồ trước khi trao trả cho bạn

Bảng Giá Đánh Bóng Đồng Hồ Tại Bệnh Viện Đồng Hồ

Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo, anh chị em muốn báo chính xác dịch vụ đánh bóng đồng hồ giá bao nhiêu nên qua trực tiếp, hoặc gửi đồng hồ về các cơ sở của Bệnh Viện Đồng Hồ. Khi xác định chính xác mức độ trầy xước của đồng hồ thì Bệnh Viện Đồng Hồ mới có thể báo giá chính xác đến anh chị em.

Giá Đánh Bóng Dây Đồng Hồ

Mức giá đánh bóng dây đồng hồ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. bởi có những trường hợp xước thông thường đánh bóng sẽ hết, nhưng có những trường hợp xước sâu chúng ta phải bù thép, hoặc bù vàng thì đánh bóng mới giữ được form đồng hồ. Đánh bóng đồng hồ còn phụ thuộc vào độ khó của thớ mờ thớ bóng hay thương hiệu đồng hồ. Nhưng Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ cung cấp một mức giá gần nhất.

Giá đánh bóng dây đồng hồ Inox ~200.000đ Giá đánh bóng dây đồng hồ mạ PVD ~600.000đ Giá đánh bóng dây đồng hồ Titanium ~800.000đ Giá đánh bóng dây đồng hồ vàng khối ~800.000đ

Giá Đánh Bóng Vỏ Đồng Hồ

Giá đánh bóng đồng hồ phụ thuộc vào phân khúc đồng hồ vì vậy với giá đánh bóng đồng hồ kim loại thương hiệu Rolex có thể lên tới 1.500.000 vnđ. Vì vậy để biết giá đánh bóng chính xác cho đồng hồ, anh chị em vui lòng liên hệ qua fanpage, hoặc gọi trực tiếp qua các số hotline để được tư vấn.

Giá đánh bóng đồng hồ vỏ Kim Loại ~300.000đ Giá đánh bóng đồng hồ vỏ Vàng ~800.000đ Giá đánh bóng đồng hồ vỏ Platinum ~1.200.000đ

5 Lưu Ý Đặc Biệt Khi Đánh Bóng Đồng Hồ

⚡ Đặc biệt cần chú ý đến các chi tiết được phủ sơn trên mặt đồng hồ. Đánh bóng rất dễ làm mất các chi tiết này.

⚡ Các vân thớ trên vỏ và bezel đồng hồ cần được đảm bảo giống như bản gốc. Không thể đổi từ vân xoáy sang vân tia, từ thớ mờ sang thớ bóng.

⚡ Khi vệ sinh đánh bóng đồng hồ, cần tháo bộ máy ra khỏi vỏ. Bởi nếu để nguyên bộ máy bên trong vỏ đồng hồ khi đánh bóng. Nhiệt độ, từ tính khi máy đánh bóng xoay với tốc độ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ máy và gioăng đồng hồ.

⚡ Đánh bóng đồng hồ xong vẫn phải đảm bảo độ chống nước theo tiêu chuẩn của hãng. Sau khi đánh bóng vỏ đồng hồ, độ chống nước cần kiểm tra bằng máy điều áp chân không.

⚡ Đánh bóng có những chi tiết hoàn toàn làm thủ công bằng tay bởi những người thợ lành nghề nhất. Những người thợ đánh bóng trong các thương hiệu đồng hồ lớn thường phải có kinh nghiệm trong nghề từ 10 đến 20 năm.

Sửa đồng hồ tại Hà Nội

  • 104A ngõ 6 Lê Thánh Tông – Q. Hoàn Kiếm ☏ 0977.501.911
  • 68A – Trần Phú – Q. Ba Đình ☏ 0977.501.911
  • 300 Đường Láng – Q. Đống Đa ☏ 0977.501.911
  • 14 Khúc Thừa Dụ – Q. Cầu Giấy ☏ 0977.501.911

Sửa đồng hồ tại TPHCM

  • 109 Đinh Tiên Hoàng – P.Đakao – Quận 1 ☏ 0977.501.911
  • 367 Nguyễn Oanh – P.17 – Quận Gò Vấp ☏ 0977.501.911
  • 476A Trần Hưng Đạo – P.2 – Quận 5 ☏ 0977.501.911

Bài viết liên quan:

Cách đánh bóng – làm mới đồng hồ đeo tay tại nhà

Hướng dẫn cách đánh bóng đồng hồ inox chuẩn nhất

Cách đánh bóng đồng hồ mạ vàng – Nên hay không?

Vẽ mặt số đồng hồ đeo tay

5/5 – (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *