Nếu như ở phân khúc xa xỉ, những chiếc đồng hồ cổ của Rolex, Patek Philippe,… được định giá lên đến hàng trăm tỷ sau mỗi lần đấu giá thì ở phân khúc bình dân, Citizen hay Orient đều được nhóm sưu tầm truyền tay nhau với mức giá lên đến hàng triệu, thậm chí là chục triệu.
Trong khi nếu mua một chiếc đồng hồ mới, chính hãng, tại các đại lý phân phối uỷ quyền như Đồng hồ Hải Triều thì dao động ở mức từ 4-5 triệu. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao những sản phẩm cũ đến mức gần như bỏ đi lại được rao bán tương đương hàng mới?
Lắp ráp thủ công bởi những bậc thầy
Đi kèm với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là máy móc, công nghệ hiện đại được sử dụng bên trong các xưởng chế tác đồng hồ đeo tay nhằm tối ưu hoá thời gian và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đồng đều.
Nhờ máy móc nên đồng hồ có độ chính xác cao hơn, mức độ hoàn thiện đẹp mắt hơn và giá thành phải chăng. Trong khi đó, đồng hồ Citizen automatic cổ hay các hãng khác đều phải thực hiện thủ công.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được tham gia vào quá trình lắp ráp thủ công này ngoài những người thợ lành nghề, được trải qua quá trình đào tạo bài bản ở những nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu Thuỵ Sỹ.
Vậy nên đồng hồ Citizen cổ xưa có giá trị hơn, thiết kế tỉ mẫn hơn và số lượng không có nhiều, bởi việc chế tác nên một chiếc đồng hồ thủ công tốn nhiều thời gian, có thể lên đến 1-7 ngày tuỳ sản phẩm.
Đồng hồ Citizen automatic cổ dùng máy cực đỉnh từ Citizen
Tại sao không phải những hãng thời trang khác mà phải là đồng hồ Citizen automatic cổ mới có giá trị? Câu trả lời nằm ở bộ máy Citizen khác xa so với các hãng còn lại.
Cụ thể, Citizen Group có năng lực tự lắp ráp bộ máy đồng hồ đeo tay cho riêng mình nên hãng luôn chủ động công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng và giá thành trên mỗi đơn vị linh kiện bộ máy.
Máy tự sản xuất (hay còn gọi là máy inhouse) luôn được đánh giá cao và có giá trị dài lâu về mặt sử dụng, hơn là những hãng phải nhập bộ máy bán hoàn thiện từ các đơn vị thứ 3, vốn không ổn định.
Giá thành không thuộc hạng xa xỉ
Theo đó, để sở hữu một chiếc đồng hồ cổ của các hãng Thuỵ Sỹ khác, số tiền mà bạn phải chi trả có thể lên đến hàng trăm triệu hoặc cả tỷ đồng. Tuy nhiên với Citizen, giá bán bình dân hơn.
Giá của đồng hồ Citizen cổ xưa dao động từ khoảng 1-15 triệu tuỳ số năm sản xuất, tình trạng mới cũ, chất lượng thực tế cũng như tuỳ nơi bán. Mức giá này không quá cao để bạn phải đắn đo nhiều.
Thiết kế phổ thông, phù hợp cho mọi nhà
Với những chiếc đồng hồ cổ có giá trị quá cao, người sử dụng thường âu lo hơn là vui mừng. Về giá trị, tình trạng chính hãng, tuổi thọ,… thì một chiếc đồng hồ Citizen automatic cổ có giá vài triệu, vừa thoả “cơn thèm” đồng hồ cũ mà người mua cũng phải không lo lắng khi gặp sự cố.
Đồng thời, thiết kế của Citizen vẫn duy trì qua suốt hàng trăm năm và không bao giờ bị lỗi thời. Chưa kể đến việc, hãng luôn tận dụng các thiết kế cũ để sáng tạo nên những sản phẩm mới ngày nay. Đơn cử như Citizen C7 vừa được ra mắt vào năm 2020, dựa trên thiết kế nguyên bản của mẫu Crystal Seven từ 1965.
Tính phổ biến cao, dễ dàng mua sắm
Thường, mua một chiếc đồng hồ cổ rất khó, bạn phải đến các trung tâm đấu giá hoặc phải tốn thời gian săn tìm. Nhưng với Citizen, nhờ mức độ phổ biến cao tại thị trường Việt Nam nên đồng hồ Citizen automatic cổ đa dạng hơn.
Dù mẫu mã đa dạng, người bán nhiều, nhưng đại lý uỷ quyền Citizen tại Việt Nam là đồng hồ Hải Triều luôn khuyến cáo hàng cũ sẽ tìm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, đồng hồ Citizen cổ xưa dễ gặp phải hàng giả, kém chất lượng, linh kiện thay thế, sửa chữa nhiều lần không đạt chuẩn,…
Việc mua phải mặt hàng này khiến người dùng tốn nhiều chi phí để đi phục hồi. Do đó, người mua nên cân nhắc giữa đồng hồ Citizen automatic cổ (giá từ 3-15 triệu) với đồng hồ chính hãng tại đại lý (giá từ 2.7-21 triệu).
Đại lý đồng hồ Citizen uỷ quyền tại Việt Nam
Hotline: 19006777.