Đối với đồng hồ pin, sau khoảng 2-3 năm sử dụng chiếc đồng hồ sẽ hết pin. Biểu hiện thường thấy là đồng hồ chạy chậm, lúc chạy lúc dừng, hoặc dừng hẳn. Khi gặp thấy đồng hồ có biểu hiện này thì bạn cần thay pin ngay cho đồng hồ, tránh để viên pin cạn trong đồng hồ lâu, có thể chảy axit làm hỏng máy đồng hồ.
Vậy thì thay pin có khó không? Có thể tự làm được không? Nếu có thì nên làm thế nào?
Việc thay pin thực ra không hề khó với đa số đồng hồ hiện nay (có những chiếc cần phải thợ chuyên nghiệp mới có thể thay được). Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện 7 bước để có thể tự thay pin đồng hồ sao cho tốt nhất nhé.
Chuẩn bị dụng cụ tự thay pin đồng hồ tại nhà
- Dụng cụ mở đáy đồng hồ
- Cồn 90 độ
- Khăn lau sạch
- Viên pin phù hợp
- Nỉa nhựa để gắp pin
- Tuốc nơ vít nhỏ (1mm)
- Bao tay cao su
- Dụng cụ đóng nắp đáy
Tiến hành tự thay pin đồng hồ tại nhà
Trước khi thực hiện tự thay pin đồng hồ tại nahf, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, để trong phòng kín, sạch tránh tơ, bụi rơi vào máy đồng hồ.
Bước 1: Làm sạch bên ngoài đồng hồ
Đây là bước rất quan trọng, việc làm sạch bên ngoài đồng hồ sẽ tránh bụi bẩn rơi vào máy khi mở máy ra. Bạn có thể sử dụng khăn sạch, thấm 1 chút cồn 90 độ, sau đó đó lau sạch các khe kẽ bên ngoài của đồng hồ. (chú ý các chi tiết có sơn thì chỉ dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng, tuyệt đối không lau cồn 90 độ vì có thể làm bay mất lớp sơn)
Bước 2: Mở đáy đồng hồ
Mỗi chiếc đồng hồ lại có một cách mở đáy và công cụ mở đáy phù hợp. Có 3 kiểu đáy chính là: Đáy cậy, Đáy ren, Đáy Vít.
Với đáy vít thì rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tuốc nơ vít là mở ra được. Còn với 2 kiểu còn lại thì phải có công cụ chuyên dụng mới có thể mở được.
* Lưu ý: Có những loại đáy cậy đặc biệt phải có công cụ chuyên dụng. Cẩn thận khi mở tránh làm xước đáy đồng hồ.
* Lưu ý: Một số loại đáy ren đặc biệt, phải có công cụ chuyên dụng mới có thể mở ra được.
Bước 3: Tháo viên pin cũ và kiểm tra pin cũ
Tùy vào cơ cấu máy mà sẽ có những cách lấy pin cũ ra khác nhau, thường chỉ cần sử dụng nỉa và tuốc nơ vít, tháo ngàm giữ pin ra là có thể lấy được viên pin cũ ra.
*Lưu ý: Đeo bao tay cao su trước khi tháo, tránh mồ hôi tay tiếp xúc với máy có thể làm hỏng máy.
Một số loại máy có phần cầu máy rất mỏng cần nhẹ tay nếu không muốn chiếc đồng hồ thay pin xong lại lúc chạy lúc dừng.
Bước 4: Thay pin mới cho đồng hồ
Lắp viên pin mới nói chung không có gì khó khăn.
* Lưu ý: Sử dụng nỉa nhựa để gắp pin, sử dụng nỉa kim loại có thể làm hao năng lượng của viên pin rất nhanh. Đeo bao tay cao su khi động vào máy tránh mồ hôi tay dính vào máy có thể làm gỉ máy. Nếu phát hiện pin có hiện tượng chảy nước cần mang ra địa chỉ uy tín để thợ tiến hành bảo dưỡng lại máy, tránh chập IC. Hết sức nhẹ tay, tránh làm cong vênh cầu máy. Nhớ lắp lại ngàm giữ pin (nếu có).
Bước 5: Kiểm tra gioăng chống nước
Gioăng chống nước là bộ phận giúp tăng khả năng chống thấm nước của chiếc đồng hồ. Nếu gioăng vẫn còn tốt thì chỉ cần dùng dẻ sạch lau sạch là được. Trường hợp gioăng đã có hiện tượng oxi hóa thì cần thay gioăng mới.
Bước 6: Lắp lại nắp đáy
**Chú ý: lắp gioăng đúng vị trí tránh làm đứt gioăng. Đáy ép cần để cân đối, ép lệch có thể khiến đáy bị cong vênh, dẫn tới mất thẩm mỹ và có thể làm đồng hồ mất khả năng chống nước. Đáy ren cần chú ý lắp đúng ren, vặn chặt vừa phải tránh cháy ren.
Bước 7: Tận hưởng thành quả thôi! ^^
Bệnh Viện Đồng Hồ vừa hướng dẫn các bạn tự thay pin đồng hồ tại nhà để chiếc đồng hồ của bạn an toàn nhất. Gặp khó khăn trong bất kì bước nào hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nếu bạn thấy việc tự thay pin đồng hồ ở nhà quá khó thì có thể tham khảo thay pin đồng hồ đảm bảo tiêu chuẩn tại Bệnh Viện Đồng Hồ
Bài viết liên quan:
Cách mở đồng hồ đeo tay