Chắc hẳn trong giới chơi đồng hồ Việt và cả thế giới có lẽ không còn quá xa lạ với những cái tên thương hiệu như Rolex, Longines, Omega … hay những dòng đồng hồ tầm trung như Tissot, Seiko, Citizen, Orient… Thế nhưng, phía sau cái tên mà chúng ta thường nghe ấy là cả một câu chuyện và quá trình khẳng định thương hiệu trong tiềm thức người tiêu dùng. Trong bài viết này, Đồng Hồ Số Một sẽ giới thiệu đến bạn đọc ý nghĩa của từng tên thương hiệu đồng hồ phổ biến tại Việt Nam. 1. Rolex – Tên do một vị thần tốt bụng đặt
Tên gọi Rolex do một vị thần tốt bụng đặt
Cái tên Rolex dường như đã quá quen thuộc với bất kỳ ai bởi tên tuổi và chất lượng của nó được định hình trong tiềm thức của mọi người. Cũng chính bởi vì nổi tiếng nên tất cả những gì liên quan đến thương hiệu đều trở thành thông tin cuốn hút chúng ta phải khám phá. Ngay từ cái tên thương hiệu, Rolex cũng gây nhiều tranh cãi về nguồn gốc và ý nghĩa.
Thưở ban đầu thành lập vào năm 1905, hãng có tên gọi là Wilsdorf và Davis – tên 2 người đồng sáng lập công ty Hans Wilsdorf và Alfred James Davis. Nhận ra rằng cái tên này khá khó nhớ và không thể hiện được ý nghĩa mà hãng muốn thể hiện, Hans Wilfsdorf bắt đầu tìm kiếm một cái tên mới. Ông đã cố gắng kết hợp các chữ cái theo mọi cách có thể nhằm tạo ra ý nghĩa. Hàng trăm cái tên được đưa ra, song vẫn không có tên nào khiến ông thỏa mãn các yếu tố phải trông thật vừa vặn và đẹp mắt. Bất ngờ vào một buổi sáng, khi đang ngồi trên xe ngựa ở London, một vị thần nào đó đã thì thầm bên tai ông cái tên “Rolex”. Vài ngày sau đó, nhãn hiệu Rolex được đăng ký và trở thành tên gọi chính thức cho đến thời điểm hiện tại.
Giả thiết khác lại cho rằng sở dĩ Wilsdorf đặt tên thương hiệu là “Rolex” vì từ này giống như từ tượng thanh của một tích tắc đồng hồ. Trong khi đó, một số ý kiến lập luận rằng ‘Rolex’ có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Pháp horlogerie exquise (có nghĩa là “kiệt tác đồng hồ”) và thông qua nó, ông Wilsdorf thể hiện mong muốn tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
2. Zenith – Điểm cao nhất trên bầu trời
Tên gọi Zenith bắt nguồn từ cái nhìn vô tình trên bầu trời của George Favre-Jacot
Cũng không mấy khác Rolex, người sán lập ra George Favre-Jacot tìm ra cái tên Zenith một cách rất thần kỳ. Ông kể rằng, vào một đêm năm 1911, khi ông ngước lên bời trời cao đầy sao, ông đã đưa ra quyết định là đặt tên thương hiệu đồng hồ của mình là Zenith. Cái tên này mang ý nghĩa là điểm cao nhất trên bầu trời và đây cũng là mục tiêu mà hãng đang hướng đến.
3. Omega – Thể hiện sử hoàn hảo với ý nghĩa không đối thủ nào sánh ngang
Tên gọi Omega được hai người con của Louis – Paul và César nghĩ ra
Nhắc đến Omega, giới chơi đồng hồ sẽ nghĩ ngay đến những mẫu đồng hồ đẳng cấp dành cho các phi hành gia và cả những mẫu đồng hồ lặn có độ chịu nước khủng. Được thành lập năm 1848 bởi chàng thanh niên 23 tuổi do Louis Brandt. Ông là một nhà chế tác đồng hồ bỏ túi nổi tiếng, những tác phẩm đồng hồ của ông được xem là kiệt tác thời bấy giờ. Ban đầu, Omega được đặt tên là La Generale Watch Co. Cái tên Omega chỉ được ra đời khi hai người con của ông là Louis-Paul và César nghĩ ra. Cái tên được lấy ký tự cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp – một ký tự nói lên sự hoàn hảo với ý nghĩa không một đối thủ nào sánh ngang và đánh bại được.
4. Hublot – Cánh cửa bước vào kỷ nguyên mới
Tên gọi Hublot là do người sáng lập Carlo Crocco nghĩ ra
Năm 1980, Carlo Crocco người Ý đã đặt tên thương hiệu của mình là Hublot (nghĩa là cánh cửa trong tiếng Pháp). Đây là hãng đồng hồ đầu tiên sử dụng cao su tự nhiên để làm đây đeo. Khi Carlo đem ý tưởng này đến Triển lãm đồng hồ quốc tế Baselworld 1980, không một ai quan tâm đến sản phẩm này. Tuy nhiên nhờ những chiếc dịch marketing hiệu quả nên hãng đồng hồ này đã thu về cho mình 2 triệu USD ngay trong năm đầu tiên.
Hublot được mệnh danh là hãng đồng hồ cho những người nổi tiếng. Bởi vì hàng năm, hãng đã đầu tư rất nhiều cho chiếc lượng quảng cáo sản phẩm, gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao nổi tiếng trong bóng đá, tennis, golff hay đến các nghệ sỹ, người mẫu… Hublot luôn biết cách đi tìm nguồn cảm hứng từ cuộc sống cho sản phẩm của mình.
5. Longines – logo đồng hồ cát có cánh với phong thái đơn giản, dễ nhớ
Tên gọi Longines bắt nguồn từ tên gọi của một cánh đồng bên bờ sông Suze
Ra đời vào năm với cái tên ban đầu là Saint – Imier do August Agassiz điều hành. Đến năm 1985, hãng mua lại cánh đồng Les Longines bên bờ sông Suze, Thụy Sĩ để xây dựng nhà máy sản xuất đồng hồ. Ngay ở thời điểm này, hãng quyết định đổi tên thành Longines. Để xứng danh là hãng đồng hồ cao cấp Thụy Sỹ, Longines cũng đã kỳ công nghiên cứu, sáng tạo nên logo tượng trưng cho thương hiệu mình, đó là hình ảnh chiếc đồng hồ cát có cánh. Tuy nhiên, tại thời điểm này nó vẫn chưa được công nhận và được phép đăng ký bản quyền. Đến năm 1889, Longines trở thành thương hiệu đầu tiên trong ngành đồng hồ đăng kí nhãn hiệu thành công và được tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lưu trữ cho tới ngày nay. Đây được coi là dấu mốc quan trọng khởi đầu truyền thống của chữ kí đồ họa và biểu tượng. Lúc này, Logo bao gồm chiếc đồng hồ cát có cánh nằm trong vòng tròn đôi có chữ kí “EFCo” và tên “Longines”. Theo thời gian, Logo thương hiệu đồng hồ chính hãng Longines được thay đổi để tối ưu hơn và phù hợp với thời cuộc cũng như sứ mệnh của hãng nhưng đến cuối cùng, biểu tượng đồng hồ cát có cánh vẫn được giữ nguyên với phong thái đơn giản, dễ ghi nhớ.
6. Tag Heuer – Ngày mới bắt đầu
Tên gọi TAG Heuer được lấy từ tên của những người đứng đầu thương hiệu
Tên này kết hơp từ khái niệm TAG ( trong tiếng Đức nghĩa là ngày ) và tên người sáng lập ra hãng là Edouard Heuer. Nhưng thực tế cho thấy, TAG là viết tắt của “Techniques d’Avant Garde” – một tập đoàn lớn của Thụy Sĩ được Heuer mua lại năm 1985.
Ngày nay, người điều hành của hãng là CEO Jean-Claude Biver. Ông đã định hướng lại mục tiêu sản xuất của hãng là hướng tới các mẫu sản xuất đồng hồ tầm trung nhiều hơn. Mực dù rất nhiều người đã trỉ trích ông về quyết định này, nhưng khôg thể phủ nhận rằng sau đó cái tên TAG đã nổi hơn rất nhiều, sánh nganh với Rolex hay Hublot.
7. Tissot – Tên người sáng lập thương hiệu
Tên gọi Tissot được lấy từ tên của những người sáng lập thương hiệu
Nằm trong top thương hiệu đồng hồ tốt nhất thế giới và được rất nhiều nhà sưu tập yêu thích, Tissot giờ đây đã phổ biến hơn 160 nước khắp thế giới. Cái Tissot được đặt theo tên của người sáng lập thương hiệu. Vào năm 1853, Charles – Fesicien Tissot – thợ chế tác vỏ bằng vàng, đã thành lập Ch. Feeeslicien Tissot&Fils tại thị trấn Le loch- một trong cái nôi của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, cùng với con trai của ông Chaeles – Emile Tissot – một thợ đồng hồ. Dấu (+) của logo Tissot tượng trưng cho chất lượng và độ tin cậy của thương hiệu Thụy Sỹ ra đời năm 1853.
Hiện nay, thương hiệu Tissot luôn nổi tiếng về độ chính xác, sử dụng vật liệu cao cấp và thiết kế tỉ mỉ. Tissot trở thành nhà tài trợ chính thức ở các giải đấu như giải bóng rổ NBA, FIBA và CBA; giải đua xe đạp Tour de France và giải vô địch xe đạp thế giới UCI; giải ô tô MotoGPTM và FIM Wourld Superbike Championsship… 8. Seiko – Mang ý nghĩa “tinh tế”, “thành công”
Tên gọi Seiko có nghĩa là “tinh tế” hay “thành công”
Hơn 130 năm trước, Seiko khởi nghiệp từ một cửa hiệu buôn bán, sửa chữa đồng hồ cũ tên Hattori. Đến năm 1892, hãng xâu dựng nhà máy sản xuất đồng hồ đầu tiên. Ở thời kỳ này, trên mặt số đồng hồ vẫn mang dòng chữ Laurel. Mãi cho đến năm 1924, hãng chuyển qua dùng tên Seikosha và dần dần chuyển qua gọi là Seiko như ngày nay.
Trong tiếng Nhật, Seiko có nghĩa và “tinh tế” hay “thành công”. Dường như cái tên đã phần nào thể hiện mục tiêu phấn đấu, chiến lược hoạt động của hãng khi từng bước chinh phục nền sản xuất đồng hồ thế giới bằng những sản phẩm sở hữu các phát minh vĩ đại. Ra đời sau so với đồng hồ Thụy Sỹ lên tới gần 400 trăm năm, song Seiko đã từng bước vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nó.
9. Citizen – mang ý nghĩa tiếng Anh “Công nhân” hoặc “Bình dân”
Tên gọi Seiko có nghĩa là “công dân”
Tên thương hiệu Citizen do chính Thị trưởng thành phố Tokyo ông Shimpei Goto đặt tên mang ý nghĩa tiếng Anh là “công nhân”. Thông qua tên gọi này, hãng muốn truyền đạt thông điệp rằng đồng hồ sẽ không còn là một mặt hàng xa xỉ, chỉ dành cho giới thượng lưu nữa mà nó sẽ phổ biến đến tất cả mọi người, đặc biệt là giới bình dân.
Ra đời sau so với “đàn anh” Seiko, xong hãng đã từng bước vươn lên giành vị trí trong top đầu đồng hồ Nhật Bản. Một trong những cột mốc lớn nhất của hãng Citizen đó là cho ra đời dòng đồng hồ Citizen Eco-Drive. Đây là một giải pháp mới trong cách sử dụng năng lượng đồng hồ – dùng ánh sáng để tạo ra năng lượng của đồng hồ thay thế cho đồng hồ pin kiểu truyền thống, một sản phẩm thân thiện với môi trường.
10. Orient – “Ngôi sao phương Đông”
Tên gọi Orient có nghĩa là “ngôi sao phương đông”
Hơn 60 năm kể từ ngày thành lập, Orient đã không ngừng nỗ lực đưa thương hiệu mình trở nên phổ biến toàn thế giới. Theo tiếng Nhật Orient được dịch ra là ngôi sao phương đông. Đúng theo ý nghĩa cái tên nhưng mẫu dồng hồ Orient tỏa sáng theo cách riêng của mình.
Nguồn: Sưu tầm